Tiếng Anh theo từng chuyên ngành rất khó vì có những đặc điểm riêng liên quan đến đặc thù của công việc. Tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thực phẩm cũng vậy. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn một số từ vựng thường được dùng trong ngành công nghệ thực phẩm.
Tiếng Anh theo từng chuyên ngành rất khó vì có những đặc điểm riêng liên quan đến đặc thù của công việc. Tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thực phẩm cũng vậy. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn một số từ vựng thường được dùng trong ngành công nghệ thực phẩm.
Ngành Công nghệ thực phẩm mang đến nhiều tiềm năng phát triển của các bạn trẻ với những cơ hội việc làm hấp dẫn và đang dạng như:
– Nhân viên kiểm định chất lượng (QA), nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu (QC) đây là những vị trí không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, sinh học, hóa học…
– Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) là công việc đòi hỏi bạn có kiến thức chuyên môn tốt và hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác cũng như có óc sáng tạo và khả năng tìm tòi, nghiên cứu tốt.
– Kỹ sư công nghệ thực phẩm, kỹ sư sản xuất là nghề mà khá nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường lựa chọn để theo đuổi niềm đam mê.
– Chuyên gia dinh dưỡng ngày càng được xã hội quan tâm nên cơ hội phát triển của các bạn rất lớn khi theo công việc này. Các bạn có thể làm ở các cơ sở bệnh viện, trung tâm, viện dinh dưỡng, công ty thực phẩm,…
– Giảng viên, nghiên cứu viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc của rất nhiều bạn rằng ngành Công nghệ thực phẩm có dễ xin việc làm không. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết đã giúp các bạn có định hướng rõ ràng hơn về ngành học này trong tương lai và đưa ra được quyết định chọn ngành chọn trường phù hợp nhất.
Đại dịch Covid-19 có thể đã giết chết nhiều ngành, nhưng cũng có thể đã giúp nhiều ngành khác phát triển theo cấp số nhân, và điều này đúng với ngành công nghệ thực phẩm ở Mỹ Latinh.
Một nghiên cứu mới đây với chủ đề “Toàn cảnh ngành công nghệ thực phẩm ở Mỹ Latinh”, do Endeavour và Pepsico thực hiện, cho thấy, do đại dịch Covid-19, nhu cầu đối với dịch vụ giao hàng tạp hóa và đồ ăn trực tuyến đã tăng vọt. Brazil, Chile, Colombia và Mexico là những cái tên dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Chỉ trong vòng 10 năm, ngành công nghệ thực phẩm - còn gọi là foodtech - đã tạo ra 29.000 việc làm trực tiếp và thu hút 1,7 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm tại các quốc gia nói trên. Riêng tại Mexico, nghiên cứu ghi nhận 68 doanh nghiệp (DN) foodtech đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Ở quốc gia này, các sản phẩm hữu cơ, tự nhiên hoặc tốt cho sức khỏe chiếm thị phần lớn nhất và tạo ra hơn 5.800 việc làm. Gần 50% DN đã tiếp cận các nguồn tài chính và huy động được 271 triệu USD vốn đầu tư trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay. Đáng chú ý, 21% DN Mexico đã mở rộng hoạt động tại thị trường quốc tế. Một báo cáo mới đây của nhà cung cấp dữ liệu Pitchbook cho thấy, chỉ tính riêng năm 2019 và 2020, thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Mỹ Latinh đã tăng hơn 30%, đạt gần 6,8 tỷ USD.
Trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, các hạng mục hậu cần và quản lý dữ liệu, bán hàng, vận chuyển, phân phối có tỷ lệ startup mở rộng thành công và thuê nhân viên cao. Đây cũng là các DN đạt doanh số và tốc độ tăng trưởng hàng năm cao nhất. Trong số các dự án foodtech hoạt động dưới 10 năm, 24% đã mở rộng thành công và tạo ra từ 50 việc làm trực tiếp trở lên. Các DN trên chiếm 83% tổng số việc làm trong lĩnh vực trên.
Theo báo cáo của Pitchbook, nhà đầu tư đặc biệt chú ý hai xu hướng mới nổi ở lĩnh vực này. Thứ nhất là giao hàng cực nhanh. Khi nhu cầu nhận hàng nhanh của người tiêu dùng tăng lên, ngày càng nhiều công ty khởi nghiệp nổi lên và hứa hẹn giao hàng chỉ trong vài phút. Tất cả đều hy vọng sẽ trở thành GoPuff tiếp theo của thế giới - một dịch vụ giao hàng cực nhanh có trụ sở tại Mỹ đã huy động được 2,4 tỷ USD cho đến nay.
Thứ hai là “protein thay thế”, khi ngày càng nhiều người chuyển sang ưa chuộng đạm thực vật. Trong vài năm, thị trường protein thay thế (alt-protein) đã chuyển từ thị trường ngách sang phổ thông. Chỉ tính riêng đậu nành, đến năm 2025, giá trị ước tính của thị trường protein đậu nành hữu cơ ở Mỹ Latinh dự kiến sẽ tăng lên khoảng 120 triệu USD, tăng 140% so với 50 triệu USD vào năm 2020. Kết quả là, các công ty khởi nghiệp đang nổi cũng tập trung phát triển protein thay thế. Người tiêu dùng ngày nay coi trọng các yếu tố như thực phẩm sạch có nguồn gốc bền vững với mức giá phù hợp. Đây có thể là một thách thức đối với các công ty khởi nghiệp dựa trên thực vật để tìm nguồn cung cấp sản phẩm này.
Nhiều người tin rằng khi cuộc sống đang dần trở lại bình thường, xu hướng đầu tư cho lĩnh vực này sẽ chậm lại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, các thói quen đặt hàng của người tiêu dùng có thể đã thay đổi vĩnh viễn.
Nghiên cứu của Endeavour và Pepsico nhận định: “Công nghệ đang định hình lại các hệ thống thực phẩm trên toàn thế giới để đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng trong những thập niên tới, cũng như đáp ứng sở thích của người tiêu dùng thay đổi do đại dịch Covid-19”.
Công nghệ thực phẩm là ngành nghiên cứu về bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; cũng như nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,… Hiện nay, ứng dụng của ngành Công nghệ thực phẩm rất đa dạng, bởi mọi điều liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều cần ứng dụng kiến thức ngành học này.
Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức nền tảng, chuyên sâu về cả hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng của thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm,… nhằm tối ưu hóa các chất dinh dưỡng để phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.
Bên cạnh đó, sinh viên học ngành Công nghệ thực phẩm tại HUTECH sẽ được thực hành trong phòng thí nghiệm để làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được rèn luyện kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, lập kế hoạch, phân tích, đánh giá…
Thời gian đào tạo của ngành Công nghệ thực phẩm của Đại học Công nghệ Tp.HCM là 4 năm, tương đương với 151 tín chỉ không bao gồm 5 tín chỉ Giáo dục quốc phòng – an ninh. Các bạn sẽ được học tập trong môi trường hiện đại có đầy đủ phòng thí nghiệm, trang thiết bị hiện đại để thỏa sức sáng tạo với kiến thức đã học.
Các học phần chuyên ngành nổi bật mà các bạn sẽ được học trong khung chương trình đào tạo gồm: Phát triển sản phẩm, Phân tích thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến thực phẩm, Công nghệ sinh học thực phẩm, Hóa sinh học thực phẩm, Vi sinh học thực phẩm, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm,…
Bên cạnh hệ thống phòng thực hành hiện đại, khang trang như phòng phát triển sản phẩm mới tại Trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao thì HUTECH cũng đã hợp tác với 13 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực Sinh học, Thực phẩm và Môi trường như Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn, Công ty An Thịnh Phát, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM, Công ty TNHH Công Nghệ Nông Lâm, Công ty TNHH xây dựng & môi trường Lê Nguyên, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Bạch Đằng,… để các bạn có môi trường tham quan, thực tập một cách bài bản nhất. Đồng thời, sau khi tốt nghiệp các bạn cũng có nhiều cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp này.
Phòng thực hành hiện đại, đầy đủ trang thiết bị
Đặc biệt, HUTECH luôn chú trọng đào tạo sinh viên cả về năng lực ngoại ngữ và kỹ năng mềm nên khi ra trường các bạn sinh viên luôn được đánh giá cao về năng lực, khả năng tự tìm hiểu, nghiên cứu và ứng biến nhanh trong công việc. Đây là lợi thế mà không phải sinh viên trường nào cũng có được.
Hơn nữa, đội ngũ giảng viên của trường đều là những thầy cô có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao, kiến thức uyên thâm và có tiếng trong các ngành đào tạo. Nhờ vậy, sinh viên sẽ được hưởng nền giáo dục tiên tiến hiện đại bậc nhất, được hướng dẫn tận tình bởi những giảng viên nhiệt huyết với nghề và siêu thân thiện nhé.