Chính Sách Đối Với Người Dân Tộc Thiểu Số

Chính Sách Đối Với Người Dân Tộc Thiểu Số

Lúc sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: Thực chất của vấn đề dân tộc là văn hóa và cán bộ. Giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta suy cho cùng là làm cho các dân tộc được sống trong hòa bình, tự do, được nâng cao đời sống vật […]

Lúc sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: Thực chất của vấn đề dân tộc là văn hóa và cán bộ. Giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta suy cho cùng là làm cho các dân tộc được sống trong hòa bình, tự do, được nâng cao đời sống vật […]

Tìm hiểu về dân tộc Thái ở Việt Nam: Nguồn gốc

Khi tìm hiểu về dân tộc Thái, có rất nhiều nguồn tài liệu giới thiệu về dân tộc này. Lịch sử của dân tộc Thái khá phức tạp nên bài viết này chỉ tập trung giới thiệu những nét đặc sắc nhất. Ngoài ra, nếu muốn hiểu hơn về người Thái, du khách có thể về các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta để trải nghiệm cuộc sống như người bản địa.

Dân tộc Thái ở Việt Nam là một nhóm thuộc sắc tộc Thái từ miền Nam của Trung Quốc di chuyển về khu vực các quốc gia Đông Á. Người Thái được chia thành người Thái Đen, Thái Trắng và Thái Đỏ. Ngoài ra còn một số nhóm nhỏ khác, hình thành nên một dân tộc với lịch sử phát triển lâu đời.

Theo đó, dân tộc Thái ở nước ta xuất hiện khoảng 1000 năm trước, có chữ viết và ngôn ngữ riêng. Địa bàn cư trú của người Thái thường là các tỉnh miền núi bao gồm Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai và khu vực Thanh Hóa, Nghệ An. Theo thống kê, dân tộc Thái đứng ở vị trí thứ 3 trong về dân số các dân tộc ở Việt Nam.

Những bản làng người Thái đẹp ở nước ta

Trên bản đồ du lịch Việt Nam có nhiều bản làng đẹp của người dân tộc Thái được đầu tư phát triển du lịch. Ở Mai Châu Hòa Bình có bản Lác xinh đẹp – nơi mà người dân cư trú trong những nếp nhà sàn nằm giữa ruộng lúa mênh mông, hùng vĩ. Ở bản Lác, bạn có thể thư thả đi dạo khắp bản, ăn những món ngon và thả ga sống ảo.

Có dịp du lịch Yên Bái, du khách cũng có thể khám phá Mường Lò ở thị xã Nghĩa Lộ. Nơi đây, người Thái sống quần tụ trong những thung lũng xinh đẹp của Mường Lò, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Đặc biệt, người Thái ở Mường Lò nổi tiếng với điệu múa xòe rất đẹp, được trình diễn vào những lễ hội lớn.

Ngoài ra, nếu đi về khu vực tỉnh Điện Biên, bạn cũng có thể vi vu Mường Phăng để ngắm bức tranh thiên nhiên hoang sơ và tìm hiểu về dân tộc Thái ở đây. Ở vùng này là địa bàn cư trú của người Thái Đen với nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, hứa hẹn mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thực sự đáng nhớ.

Có thể nói rằng khi tìm hiểu về dân tộc Thái ở Việt Nam, du khách sẽ càng cảm nhận trọn vẹn hơn sự thú vị của dân tộc này. Từ nhà ở, trang phục, văn hóa cho đến ẩm thực của người Thái đều mang một dấu ấn riêng, hứa hẹn mang lại cho người miền xuôi nhiều ấn tượng khó phai.

Trà Văn (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.

Đây là nội dung tại Thông tư 46/2022/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành, quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.

Thông tư quy định rõ về việc hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể, nội dung và mức hỗ trợ như sau:

Đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư số 15/2022/TT-BTC (không bao gồm chi phí hỗ trợ tiền đi lại (1 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đến địa điểm đào tạo);

Đối với người lao động thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ tiền đào tạo nghề, bổ túc kỹ năng nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ theo chi phí thực tế, tối đa bằng 70% và hỗ trợ các chi phí khác theo mức hỗ trợ đối với đối tượng quy định tại điểm a nêu trên;

Đối với người lao động khác đang sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ tiền đào tạo nghề, bổ túc kỹ năng nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ theo chi phí thực tế, tối đa bằng 50% theo mức hỗ trợ đối với đối tượng quy định tại điểm a.

Bên cạnh đó, chi hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận: Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quyết định mức hỗ trợ cụ thể đảm bảo phù hợp với thỏa thuận giữa hai Chính phủ về việc hỗ trợ chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

Chi hỗ trợ người làm công tác trực tiếp giới thiệu, tư vấn cho người lao động và thân nhân người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Tối đa 50.000 đồng/người/buổi tư vấn nhưng không quá 500.000 đồng/tháng.

- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Căn cứ vào Điều 59 của Luật Giáo dục đại học thì người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm:

Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ.”

Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Căn cứ vào Điều 60 của Luật Giáo dục đại học nhiệm vụ và quyền của người học tại các cơ sở giáo dục đại học như sau:

- Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định.

- Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.

- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được định hướng nghề nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.

- Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, hoạt động rèn luyện kỹ năng hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động vì cộng đồng và hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.

- Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.

- Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội.

- Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.

- Thi đỗ vào đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học tại năm tham dự tuyển sinh theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước, bao gồm các cơ sở giáo dục đại học đó là: đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng.

Không áp dụng đối với sinh viên: Cử tuyển, các đối tượng chính sách được xét tuyên, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông, văn bằng hai và học đại học, cao đẳng sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học.

- Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 10 tháng/ năm học/ sinh viên.

- Số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.

Lưu ý: Sinh viên đồng thời là đối tượng được nhận: Học bổng chính sách; Trợ cấp xã hội; Trợ cấp ưu đãi; Hỗ trợ chi phí học tập thì chỉ được hưởng một chế độ với mức trợ cấp cao nhất và phần thưởng khuyến khích học tập (nếu có đủ điều kiện).

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ được quy định tại Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện chính sách, hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Bố trí kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cho sinh viên trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo phân cấp quản lý hiện hành.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành liên quan:

Theo thẩm quyền được giao có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ cho sinh viên thuộc diện nhận hỗ trợ chi phí học tập nêu trên.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học

Dân tộc Choang phân bố chủ yếu ở khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (chiếm 91%); châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn Sơn, Vân Nam, huyện tự trị dân tộc Choang, Dao Liên Sơn, Quảng Đông và rải rác ở các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Tứ Xuyên.

Ngôn ngữ dân tộc Choang thuộc ngữ hệ Hán Tạng, nhóm ngôn ngữ Choang Động, chi tiếng Choang Thái, rất giống với tiếng dân tộc Tày, Nùng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, tiếng Thái Lan, tiếng Lào và tiếng Shan ở Myanmar.

Dân tộc Choang có chữ viết riêng của mình. Từ thời Nam Tống đã xuất hiện một loại chữ được cấu thành trên cơ sở chữ Hán, gọi là “Thổ tục”, nhưng được sử dụng phố biến. Năm 1955, dân tộc Choang tạo ra chữ viết phiên âm dùng chữ cái La tinh là cơ sở, đến tháng 11 năm 1957 được Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn và lưu hành rộng rãi cho đến ngày nay.

Người Choang chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước. Nền nông nghiệp của họ đã có từ lâu đời và ngày càng phát triển. Thủ công nghiệp của họ cũng rất phát triển, thông qua các nghề dệt, nhuộm vải; làm đồ gốm sứ, đúc trống đồng. Kỹ thuật đóng thuyền của họ cũng được đánh giá cao.

Người Choang có hình thức sinh hoạt chợ phiên. Năm 1983, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây định hội hát chợ phiên vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, từ đó còn gọi là “Tết 3 tháng 3”. Trong chợ phiên, thường có ca hát đối đáp và các cuộc vui dân gian như ném tú cầu, bắn pháo bông, múa lân, thi kéo co, bắn nỏ… Đặc biệt, dân ca của dân tộc Choang có nội dung phong phú, được đánh giá là viên ngọc quý trong kho tàng văn nghệ dân gian của người Choang.

Người Choang có một nền văn hóa nghệ thuật phong phú, nhiều màu sắc. Văn học dân gian, hội họa, âm nhạc… đều có những thành tựu to lớn. Người Choang nổi tiếng thích ca hát nhảy múa, dùng lời ca tiếng hát miêu tả cuộc sống và biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình.

Hình thức nghệ thuật sân khấu dân tộc của người Choang là kịch Choang, bắt nguồn từ hình thức ca múa dân gian, ngày nay phát triển rất mạnh mẽ với nhiều đoàn kịch chuyên nghiệp.

Mỹ thuật của người Choang có những biểu hiện đa dạng. Tranh vẽ trên vách ở Hoa Sơn, lưu vực sông Tả là di sản văn hóa quý báu do tổ tiên người Choang sáng tạo ra cách đây hơn 2.000 năm. Phạm vi tranh vẽ cao 40 mét, dài hơn 220 mét, có 1.800 hình vẽ khác nhau.

Trống đồng là vật phẩm nghệ thuật quý báu của dân tộc Choang, vừa là nhạc cụ, vừa là vật tượng trưng cho quyền lực và sự giàu có. Những hoa văn đúc trên mặt trống đồng thể hiện trình độ nghệ thuật cao của người Choang từ mấy ngàn năm trước. Ở Bảo tàng Dân tộc Quảng Tây hiện đang bảo quản hơn 500 trống đồng của người Choang.

Người Choang là dân tộc có phong vị ẩm thực phong phú. Những món ăn nổi tiếng là cơm nếp năm màu, cơm nếp bí đỏ, cơm nếp khoai lang, bánh tét, bánh dày, đậu hũ viên nhồi thịt, thịt lợn quay…

Hình thức nhà ở của người Choang có 3 loại: nhà sàn, nhà trệt và nửa nhà sàn, nửa nhà trệt.

Vải gấm Choang là sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của người Choang, chất liệu bền chắc, hoa văn tinh xảo, sinh động, nhiều màu sắc, được người Choang tự hào và khách du lịch ưa chuộng.

Trang phục truyền thống của người Choang cách đây 100 năm về trước: nam giới mặc áo ngắn không cổ, cài khuy giữa, quần ống rộng, đầu quấn khăn; nữ giới mặc váy gấp nếp, áo ngắn không cổ có viền hoa, đầu quấn khăn hoa. Ngày nay họ mặc áo dài hoặc ngắn có cổ, may bằng vải tự dệt màu xanh dương đậm, đen hoặc đỏ, hay mặc trang phục hiện đại.

Người Choang thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng, lưu truyền tập tục phụ nữ không về nhà chồng, vẫn ở nhà cha mẹ đẻ, chỉ những ngày lễ tết hay ngày mùa mới về nhà chồng ở một thời gian. Ngày xưa chồng phải theo họ vợ, ngày này có thể không cần đổi nữa nhưng vẫn phải theo tập tục ở rể. Đây được xem là tàn tích của chế độ mẫu hệ trong lịch sử dân tộc.