Chợ phiên Bắc Hà được biết đến là một trong những chợ phiên lớn và nổi tiếng nhất tại Lào Cai. Đây không chỉ là nơi giao thương, buôn bán các mặt hàng nông sản, thổ cẩm và đồ thủ công mỹ nghệ, mà còn là không gian giao lưu văn hóa giữa các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc như Tày, Thái, Nùng, H’Mông,... Nếu có dịp đến Lào Cai mà không ghé qua chợ phiên Bắc Hà thì thật là một điều đáng tiếc. Hãy cùng Đất Việt Tour khám phá chợ phiên Bắc Hà khi du lịch Tây Bắc qua bài viết dưới đây.
Chợ phiên Bắc Hà được biết đến là một trong những chợ phiên lớn và nổi tiếng nhất tại Lào Cai. Đây không chỉ là nơi giao thương, buôn bán các mặt hàng nông sản, thổ cẩm và đồ thủ công mỹ nghệ, mà còn là không gian giao lưu văn hóa giữa các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc như Tày, Thái, Nùng, H’Mông,... Nếu có dịp đến Lào Cai mà không ghé qua chợ phiên Bắc Hà thì thật là một điều đáng tiếc. Hãy cùng Đất Việt Tour khám phá chợ phiên Bắc Hà khi du lịch Tây Bắc qua bài viết dưới đây.
- Nếu bạn muốn chụp ảnh kỷ niệm với những gian hàng của người dân địa phương, hãy mua ủng hộ họ một món đồ nhỏ, coi như là lời cảm ơn chân thành.
- Do chợ đã có sự ảnh hưởng của thương mại hóa, nên việc bị chèo kéo hoặc hét giá là điều khó tránh. Vì vậy, bạn cần biết cách thương lượng giá cả hoặc từ chối mua hàng một cách lịch sự nếu bị mời mọc.
- Việc di chuyển bằng xe máy không chỉ giúp bạn dễ dàng tự do khám phá mà còn tiết kiệm chi phí.
- Lưu ý, một số hàng hóa tại đây có thể bị lẫn với sản phẩm nhập từ Trung Quốc, do đó, bạn nên cân nhắc và xem xét kỹ trước khi mua, vì những món này thường có giá rất rẻ.
Trên đây là một số thông tin về chợ phiên Bắc Hà mà Đất Việt Tour muốn chia sẻ cùng bạn, hy vọng bài viết sẽ giúp chuyến đi của quý khách thêm phần trọn vẹn. Nếu bạn chưa có kế hoạch cụ thể cho chuyến du lịch sắp tới, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua 1800 6700 để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ một cách nhanh chóng nhất.
Săn tour du lịch Tây Bắc - Nhiều ưu đãi hấp dẫn
Từ lâu, chợ phiên đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân vùng cao Hà Giang. Ngoài mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ phiên còn là nơi giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây. Ai đã một lần ghé thăm chợ phiên ở các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần… của Hà Giang hẳn không thể nào quên những nét đặc sắc của các phiên chợ nơi đây. Du lịch Tây Bắc xin giới thiệu đến các bạn những phiên chợ nhiều màu sắc nhất ở Hà Giang
1. 1.Chợ tình Khâu Vai, huyện Mèo Vạc Chợ tình chỉ được diễn ra mỗi năm duy nhất một lần vào đên 26 rạng ngày 27 tháng 3 âm lịch hàng năm Đây là phiên chợ độc đáo ở vùng cao nguyên đá Hà Giang, họp trong một thung lũng khá rộng và bằng phẳng thuộc xã Khâu Vai, cách trung tâm thị trấn Mèo Vạc hơn 20 km. Chợ tình Khâu Vai ban đầu chỉ là nơi hò hẹn của những người đã lỡ dở tình duyên với nhau và là đêm chợ truyền thống của người dân tộc Mông, sau đó được nhiều sự hưởng ứng của nhiều dân tộc khác. Gọi là chợ nhưng chẳng có người mua, cũng chẳng có kẻ bán, trai gái kéo nhau đến đây mỗi năm một lần chỉ để gặp gỡ và nói lời yêu. Già thì đến gặp bạn tình xưa, trẻ đến tìm người tình mới. Ai cũng háo hức, nghẹn ngào. Đàn ông ngồi thổi đàn môi, khèn bè, kèn lá; phụ nữ bên bếp lửa hát ví hát đối những điệu dân ca thâu đêm. Vì vậy chợ tình Khâu Vai không chỉ đơn thuần là nơi trao đổi hàng hoá, phục vụ nhu cầu tiêu dùng mà quan trọng nó là điểm du lịch, là trung tâm văn hoá, là lễ hội của tình cảm giữa con người với con người, là nơi biểu hiện đậm nét nhất những bản sắc văn hoá của các dân tộc.
2. Chợ Du Già, huyện Yên Minh Nằm cách trung tâm thị trấn Yên Minh hơn 60 km, phiên chợ diễn ra vào thứ 6 hàng tuần và chỉ kéo dài đến hết trưa. Họp ngay ở trung tâm xã, ở trên một địa hình bằng phẳng, đây là một trong những phiên chợ khá hoang sơ và đậm nét văn hóa dân tộc của người vùng cao.
3. Chợ Phố Cáo, huyện Đồng Văn Nằm cách thị trấn Đồng Văn 25 km, phiên chợ Phố Cáo nổi tiếng vì nằm ở cao nguyên đá Đồng Văn, nơi có nhiều khách du lịch. Đây là phiên chợ lùi cứ 6 ngày họp một lần, thường chỉ kéo dài từ mờ sáng đến hết trưa.Chợ Phố Cáo không chỉ là nơi mua bán hàng hóa, sản vật địa phương mà còn là nơi sinh hoạt giao lưu văn hóa giữa 17 dân tộc sinh sống trong trên địa bàn xã biên giới. Mỗi phiên chợ đều rất đông vui, nhộn nhịp, ai cũng xúng xính những chiếc váy đẹp nhất, thồ sau lưng đủ thứ, mang đến chợ từ con gà đến đàn lợn líu ríu dưới chân, từ những chiếc váy, khăn quàng đến con dao mài sắc, mớ rau mới hái trong vườn. Họ trao đổi, mua bán tấp nập, vui vẻ như ngày hội.
4. Chợ Lũng Phìn, huyện Đồng Văn Cũng là phiên chợ lùi, cách thị trấn Đồng Văn khoảng 35 km và chỉ họp vào các ngày Dần và ngày Thân. Không chỉ là phiên chợ lớn, độc đáo và đậm đà bản sắc vùng cao, đây còn là nơi tụ họp, gặp gỡ và giao lưu của hơn 16 dân tộc anh em sinh sống trong vùng.Du khách đến đây ngoài chiêm ngưỡng những sắc màu văn hóa của nhiều dân tộc còn có thể mua được những mặt hàng đặc sản vùng cao như mật ong bạc hà, chè tuyết Lũng Phìn, rượu ngô, thịt bò khô hay những sản phẩm thổ cẩm tinh tế.
5. Chợ trung tâm huyện Mèo Vạc Chợ nằm ngay ở trung tâm thị trấn, gần sân vận động và diễn ra vào ngày chủ nhật hàng tuần. Người dân đi chợ thường có mặt từ đêm hôm trước và chợ kéo dài cả ngày hôm sau. Đây là phiên chợ có quy mô lớn nhất trong hệ thống các phiên chợ vùng cao với đủ các loại hàng hóa nông sản cho đến những vật sử dụng trong gia đình... Đặc biệt phiên chợ Mèo Vạc còn nổi tiếng là chợ bò bởi đây là đầu mối cung cấp bò thịt và bò nuôi cho khắp nơi thông qua các thương lái.
6 Chợ Quyết Tiến huyện Quản Bạ: Chợ nằm cách trung tâm thị trấn Tam Sơn 7 km và cách Thành phố Hà Giang 38 km và diễn ra vào thứ 7 hàng tuần và thường chỉ kéo dài đến hết trưa.
7. Chợ phiên Quản Bạ Cũng như nhiều vùng cao khác, Quản Bạ, Hà Giang có chợ phiên họp định kỳ mỗi tuần một lần vào ngày chủ nhật. Trong chợ thường bán các đặc sản địa phương như: rượu ngô Thanh Vân, đậu tương, thịt treo và hàng thổ cẩm, đồ trang sức làm bằng bạc.
8 Chợ Tráng Kìm huyện Quản Bạ Cách trung tâm thị trấn Tam Sơn 12 km và thường họp vào thứ 5 hàng tuần và thường chỉ kéo dài đến hết trưa.Hoạt động buôn bán và giao lưu hàng hoá ỏ Chợ Tráng Kìm diễn ra khá náo nhiệt, bởi đây cũng là địa điểm tiếp giáp với nhiều xã lân cận và có đường quốc lộ chạy qua.Đến đây bạn có cơ hội mua và thưởng thức các đặc sản như : Rượu ngô, hàng thổ cẩm, dược liệu, ấu tẩu, rau củ quả.
9 Chợ trung tâm huyện Yên Minh: Nằm ở trung tâm thị trấn Yên Minh và phiên chợ chính diễn ra vào ngày chủ nhật hàng tuần, ngày chợ thường chỉ kéo dài đến hết trưa.Đây là chợ phiên lớn nhất của huyện, họp cả các ngày thường. Chợ có nhà chợ chính và các gian hàng xung quang chợ, và là nơi tụ họp giao lưu hàng hoá cũng như văn hoá tinh thần của nhân dân. + Đặc sản địa phương: Rượu, nông sản, thịt trâu, dược liệu, hoa quả, các loại rau.
Những sản phẩm thổ cẩm như váy áo được may và thêu tỉ mỉ, tinh xảo với nhiều màu sắc và kiểu dáng đa dạng, cho bạn thoải mái lựa chọn. Thổ cẩm của người Mông thường có màu sắc tươi sáng, bởi theo quan niệm của họ, màu sắc rực rỡ mang lại may mắn, bình an, và còn tượng trưng cho những bông hoa nở rộ giữa núi rừng Tây Bắc. Những chiếc váy xếp ly, khăn quấn đầu hay thắt lưng của các cô gái Mông đều được làm rất công phu, đôi khi mất cả năm để hoàn thành.
Do đó, giá thành của những sản phẩm này có thể cao hơn, nhưng xứng đáng với sự tinh tế và công sức bỏ ra. Bạn có thể chọn một chiếc khăn, mũ hay búp bê thổ cẩm làm quà tặng cho người thân, gia đình, và bạn bè.
Thổ cẩm của người Mông thường có màu sắc tươi sáng (Ảnh: Sưu tầm)
Đến với chợ phiên Bắc Hà, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh các cô gái H’Mông diện váy áo xinh đẹp, đi cùng mẹ xuống chợ. Trên người họ thường đeo những chiếc kiềng, dây chuyền bạc hoặc đồng được chạm khắc hoa văn tinh tế, một nét văn hóa đặc trưng của người Mông.
Tương tự như những hội chợ ở miền xuôi, các gian hàng ẩm thực tại phiên chợ cũng được bày bán để du khách có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng Tây Bắc. Một số món nổi tiếng có thể kể đến như: rượu ngô, thắng cố, bánh ngô đúc, phở chua, mèn mén, thịt trâu gác bếp...Khi đến Sapa mà chưa thử qua thắng cố thì thực sự là một điều đáng tiếc. Rượu ngô, loại rượu đặc trưng của Tây Bắc, có vị cay nồng, thưởng thức cùng một bát thắng cố sẽ mang lại trải nghiệm khó quên.
Ẩm thực tại chợ phiên Bắc Hà (Ảnh: Sưu tầm)
Tại chợ Bắc Hà, bạn còn có thể bắt gặp nhiều loại cây thuốc quý và thảo dược như nấm hương, nấm linh chi,... với hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn so với những loại được nuôi trồng ở miền xuôi.
Các loại thảo dược thuốc quý được bày bán tại chợ phiên Bắc Hà (Ảnh: Sưu tầm)
Chó Bắc Hà là một giống chó đặc trưng của vùng cao, nổi tiếng với sự thông minh, trung thành và dễ dạy bảo. Trước kia, nó được coi như một nét đặc trưng riêng của vùng Bắc Hà. Giống chó này có nhiều biến thể như chó lông xù, chó to, chó cộc đuôi và chó lông dài.
Nhộn nhịp khu vực buôn bán chó Bắc Hà (Ảnh: Sưu tầm)