Chữ Tâm Phật Dạy Giúp Ta Độ Đời

Chữ Tâm Phật Dạy Giúp Ta Độ Đời

có rất nhiều những bài học tươi đẹp, chấn động và những bài học làm thay đổi cả cuộc đời, những câu nói được đọc mà tôi đã tiếp thu từ đạo Bụt. Ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ 25 bài học tươi đẹp đó đến các bạn.

có rất nhiều những bài học tươi đẹp, chấn động và những bài học làm thay đổi cả cuộc đời, những câu nói được đọc mà tôi đã tiếp thu từ đạo Bụt. Ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ 25 bài học tươi đẹp đó đến các bạn.

Hiểu sao cho đúng Đức Phật có vợ còn phật tử thì không?

Theo giáo lý của Đức Phật, Ngài không cho rằng phật tử không được kết hôn. Tuy nhiên, đó là một trong những vướng bận ở đời rất khó giải thoát để đạt đến độ tinh tấn. Vậy tại sao thái tử Tất Đạt Đa được tiên tri sẽ thành tu sĩ, nhưng vẫn lấy vợ? Đó là nhân duyên lý giải theo đạo Phật, trở thành vợ chồng không phải điều dễ dàng mà phải có duyên có nợ từ nhiều kiếp.

Đức Phật mang đến cuộc đời này điều gì? Thực chất, lời Phật dạy không phải là câu trả lời được vạch ra cho mọi đau thương của con người trên cõi đời mà nằm ở sự ngộ đạo của mỗi bản thân. Ngài đã khai thị cho mọi người rằng, bất cứ ai với sự nỗ lực của bản thân đều có thể đạt tới sự giác ngộ và giải thoát. Đó chính là điểm khác biệt lớn nhất của đạo Phật với các tôn giáo khác.

Không có thượng đế, không có đấng tối cao nào tồn tại để cứu rỗi linh hồn, mà chính bản thân mỗi người mới có thể tự giúp mình vượt qua khổ ải. Đề cao con người và đặt niềm tin vào con người – đó là giá trị tuyệt vời của đạo Phật. Đức Phật đã mang đến một cuộc cách mạng về nhận thức “Tự ta là chỗ nương tựa cho chính bản thân mình, không còn ai khác có thể làm nơi nương tựa”.

Xem thêm: trang trí bàn thờ Phật

Làm điều thiện, tránh điều ác, sống nhân ái, hiếu thuận… là lời Phật dạy con người phải luôn hướng tới những việc hoàn thiện đức hạnh. Để từ đó gạt bỏ tham sân si, dần đến đạt sự an lạc ở đời. Mặt khác, Ngài cũng khuyên chúng ta cần có tư duy nhận thức và hiểu biết. Chỉ có trau dồi trí tuệ mới có thể chiêm nghiệm, cho ra những chứng quả – đặt nền móng cho việc đạt đến giác ngộ. Do đó, lời Phật dạy thường có câu “Trí tuệ đi liền sau từ bi” là vậy.

Lời dạy của Ngài giúp con người sớm nhận thức, nhanh chóng tìm đến sự hoàn thiện cho bản thân mình

Ở mỗi khía cạnh của đời sống, Đức Phật đều có những điều răn dạy mang ý nghĩa sâu sắc. Tất cả những lời dạy đó đều dẫn dắt con người đến sự hướng thiện và tốt lành trong tâm khảm. Hiểu lời Phật dạy và thực hành theo giáo lý nhà Phật. Con người sẽ vì thế mà tốt đẹp hơn, hiểu thấu ngóc ngách tâm hồn mình mà bình tâm, thức tỉnh.

III. Ý nghĩa và giá trị mười nghiệp lành đem lại

Trên đời này không có gì vui mừng hơn việc được sống, cũng chẳng có ân huệ nào hơn ân huệ không hại mạng. Một con chim sắp bị cắt cổ nhổ lông khi được thả ra có thể nhảy nhót, bay lượn giữa khoảng trời rộng lớn hay một con cá sắp bị đánh vảy nếu được thả ra thì có thể vùng vẫy, bơi lội tự do giữa khoảng nước mênh mông thì hạnh phúc biết nhường nào.

Vào thời khắc sinh tử mà thoát nạn bị giết hại chính là niềm hạnh phúc lớn lao của muôn loài. Do đó, không sát sanh mà phóng sanh là nghiệp lành đứng đầu trong Thập Thiện Nghiệp.

Phật dạy không sát sanh hay ăn thịt chúng sanh sẽ tránh việc phạm hai tội lớn sau đây:

Trong kinh Bồ Tát giới có nói: “Tất cả lục đạo chúng sinh đều là họ hàng ta, cha mẹ ta đã chết đi rồi sanh lại trong nhiều đời nhiều kiếp”. Những người không sát sanh thì đời sống hiện tại sẽ mở rộng thêm lòng từ bi, nhân chánh để tu hành thành Phật cũng như nhận được mười pháp lành mà kinh Thập Thiện Nghiệp đạo có đề cập:

– Tất cả chúng sinh đều kính mến.

– Lòng từ bi mở rộng đối với tất cả chúng sinh .

– Thân thể thường được khỏe mạnh.

– Thường được Thiên thần hộ trợ.

– Ngủ ngon giấc và không chiêm bao giữ.

– Sau khi chết, được sanh lên cõi Trời.

Không trộm cướp nghĩa là không chiếm đoạt những vật không phải do bản thân sở hữu và người đó cũng không có ý định cho mình.

Ai cũng có quyền tư hữu. Mạng sống quý giá nhưng cuộc sống luôn phải đảm bảo đủ vật chất cần thiết như nhà cửa, áo quần…đảm bảo cho đời sống hiện tại và tương lai. Do đó, việc bị trộm cắp hết của cải, tài sản cũng sẽ gây ra đau khổ, buồn bã như bị mất đi một phần sinh mạng.

Của cãi có do phi nghĩa thường tiêu hao rất nhanh mà người trộm cướp còn bị người đời khinh bỉ, phỉ nhổ. Trong khi đó người không trộm cướp lòng dạ luôn được thảnh thơi, chẳng lo thù oán với ai, tinh thần luôn an lạc.

Người không trộm cắp mà còn làm hạnh bố thí thì theo kinh Thập Thiện Nghiệp sẽ được những pháp lành sau đây:

Kinh Lăng Nghiêm có nói: “Lòng dâm không trừ, thì không thể ra khỏi trần lao”. Dâm dật chính là cái nhân sanh tử luân hồi. Nó chính là ma chướng ngăn cản bước đường tu giải thoát. Người xuất gia muốn chứng quả, thành đạo thì phải đoạn trừ dâm dật ở thân cũng như tâm.

Đối với người  tu tại gia thì Phật chỉ ngăn tà dâm. Theo đó, vợ chồng cưới hỏi chính thức chỉ cần không tà dâm, lăng chạ, ngoại tình…thì mới được ăn ở nhưng cũng phải có tiết độ.

Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo có nói: Không tà dục và giữ được tịnh hạnh thì sẽ đạt được 4 điều lợi sau:

Không nói dối là nói sự thật, nghĩ gì nói đó, suy nghĩ và lời nói thống nhất với nhau. Nói dối để lừa phỉnh chơi làm cho mọi người xung quanh không còn tin vào những lời ta nói thật. Nói dối vì sợ hãi làm cho ta quen che giấu tội lỗi cũng như không biết sửa chữa lỗi lầm. Nói dối để thu lợi hay khoe khoang thì càng bị tội nặng.

Thứ đắt giá nhất trên thế gian là lòng tin

Đối với những kẻ học Đạo mà nói dối rằng mình đã chứng quả Thánh hay đắc đạo để mọi người kính phục, sùng bái mình thì sẽ mắc tội đại vọng ngữ và bị đọa vào ba đường ác. Chỉ có nói dối để cứu khổ độ nguy cho người và vật thì mới không phạm tội.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người nói lời ngay thật mà không nói dối sẽ đạt được những lợi ích sau:

Không nói thêu dệt nghĩa là không thêu hoa, dệt gấm để lung lạc lòng người, quyến rũ họ làm điều sai quấy. Những người hay nói lời thêu hoa là những kẻ có lòng dạ bất chính, lợi dụng người khác để trục lợi. Nếu còn tiếp tục như vậy, họ sẽ bị mọi người khinh rẻ và xa lánh.

Theo như kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, những người không nói lời thêu dệt sẽ đạt được những lợi ích như:

Không nói lưỡi hai chiều nghĩa là không đến bên này nói xấu bên kia, đến bên kia lại nói xấu bên này, làm cho đôi bên mâu thuẫn dẫn đến ác cảm, thù oán lẫn nhau. Người không nói lưỡi 2 chiều là người không có ác tâm, không nói những lời trái ngược để gây hiểu lầm giữa mọi người, làm cho kẻ thân thành thù, thù thành xa.

Phúc họa tại miệng – bài học từ Đức Phật

Theo như kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không nói lưỡi hai chiều sẽ được những lợi ích sau:

Không nói lời hung ác là không nói ác độc, hung dữ, thô tục hay mắng nhiếc gây đau khổ cho người khác. Người không nói lời hung ác để bươi móc người khác là người chỉ nói những điều tốt đẹp, đạo đức, từ bi khiến ai nghe cũng hân hoan, kính trọng.

Theo như kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không nói lời hung ác mà chỉ nói lời ôn hòa sẽ đạt được những công đức như sau:

Ngũ dục là năm sự ham muốn mà nhiều người thường mắc phải là tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ. Ngũ trần dục lạc ấy vui ít mà khổ nhiều. Tham tiền thì đày đọa thân sống, tham sắc thì tốn tiền mất sức, tham danh vọng thì lao tâm khổ trí, tham ăn uống thì hại thân, tham ngủ nghỉ thì trí não đần độn, tối tăm.

Ngũ dục chính là nguyên nhân ràng buộc kiếp người vào vòng sanh tử, Luân hồi và sa đọa. Người không tham muốn là người biết tu hành Thiểu Dục và Tri Túc. Thiểu Dục là muốn ít còn Tri Túc là biết đủ. Theo như kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không tham muốn sẽ đạt được những điều tốt đẹp sau:

Không giận hờn là giữ được bình tĩnh, nhu hòa trước cảnh trái ý nghịch lòng. Giận hờn là thói xấu tai hại bởi nó như một ngọn lửa dữ không ngừng thiêu đốt mình và những người xung quanh.

Trong Kinh Phật có câu: “Một niệm giận hờn nổi lên, thì trăm, nghìn cửa nghiệp chướng đều mở. Lửa tức giận một phen phát ra, liền đốt tất cả rừng công đức”.

Tâm nóng giận chính là liều thuốc độc nhất đối với bản thân

Theo như kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người nào không giận hờn thì sẽ nhận được tám món tâm pháp như sau:

Không si mê là biết phán đoán đúng đắn, nhận định rõ ràng, không tin vào những lời mê tín dị đoan. Người không si mê là người có trí huệ, tin có nhân quả Luân hồi, thường tu hạnh Bát nhã và tiến mãi trên con đường giải thoát.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không si mê, thì thành tựu được 10 pháp công đức sau đây: