Okan Thuộc Family Tali, cây lá tròn, thân thẳng, tom gỗ xoắn, chất vàng xanh. Gỗ Okan là loại gỗ có màu vàng và màu vàng xanh, chất gỗ đanh mịn, nên nhiều khu vực của Việt nam khi nhập về thường gọi là lim Okan.
Okan Thuộc Family Tali, cây lá tròn, thân thẳng, tom gỗ xoắn, chất vàng xanh. Gỗ Okan là loại gỗ có màu vàng và màu vàng xanh, chất gỗ đanh mịn, nên nhiều khu vực của Việt nam khi nhập về thường gọi là lim Okan.
Đây là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi thông tin và độ phủ sóng của loại gỗ này còn rất ít trên thị trường.
Thực tế theo các chuyên gia và những gia đình đã có sản phẩm làm từ trắc dây thì giá trị thấp ưu việt của gỗ này không hề thua kém trắc chính thống từ màu sắc, độ đanh cứng của mặt gỗ.
Trắc dây có sự ổn định cao và đặc biệt không nứt vỡ trong môi trường khô hanh.
Trong một số sản phẩm nội thất bằng gỗ Trắc đôi khi bị nhồi 1 số chi tiết hoặc toàn bộ Trắc Dây. Nếu đối với người mới chơi đồ gỗ trắc thì phân biệt giữa trắc dây với trắc chính thống quả thực là không đơn giản nhất là khi đã là thành phẩm.
Với trắc chính thống khi dùng cưa đục cắt lớp mỏng trên bề mặt gỗ sẽ có mầu tươi hệt như màu củ cà rốt và có mùi thơm hắc.
Với trắc dây thì không mùi, thịt của gỗ có mầu nâu nhạt ….
Hiện nay trên thị trường giá gỗ trắc dây rơi vào khoảng từ 100.000 – 200.000 đồng/kg. Gỗ trắc dây có giá rẻ hơn các loại gỗ trắc đỏ ,gỗ trắc đen, gỗ trắc vàng vì nó chỉ là một loại gỗ phổ thông chưa có tiếng tăm.
Hiện nay trên thị trường gỗ trắc dây được ứng dụng khá nhiều trong việc thiết kế và thi công nội thất đơn giản như bàn gỗ, giường tủ và dùng để trang trí nội thất, hay làm các đồ thủ công mỹ nghệ như tượng hay các tác phẩm độc đáo khác
Cùng tham khảo một số sản phẩm từ loại gỗ quý hiếm này nhé.
Các bạn vừa cùng chúng tôi tìm hiểu và tổng hợp các thông tin quan trọng về gỗ trắc dây hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về một loại gỗ quý mới. Cảm ơn đã đón đọc bài viết của chúng tôi
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gỗ Lim Nam Phi, đối với người không chuyên về gỗ sẽ khó phân biệt nhận biết được các loại gỗ Lim Nam Phi hiện nay.
Đồ Gỗ Quang Ngọc sẽ giúp các bạn hiểu được phần nào về các loại gỗ lim trên thị trường hiện nay. Để chọn cho mình được các cơ sở sản xuất khuôn cửa gỗ lim cho gia đình theo đúng với giá tiền bỏ ra cho chất lượng sản phẩm. Gỗ Lim Nam Phi có mấy loại? Gỗ Lim Nam Phi là gì? Cách chọn mua gỗ lim! Gỗ Lim tên khoa học là –Tali. Vỏ cây 2 lớp, cứng, ko có xơ, sần sùi giống vỏ cây xà cừ, Chất gỗ cứng, tôm nổi và có tôm đen, ánh xanh, vàng. Cắt ra để lâu bề mặt chuyển qua màu đỏ nâu. Gỗ lim được dùng để làm nhà, đình, chùa: khuôn cửa, cánh cửa là chủ yếu, cột nhà, hoành, dui nóc nhà. ghế, tủ, có nơi xẻ thành chiếu( ngựa) Rất nhiều các bác quen mồn cứ hỏi lim Nam Phi, thực ra nước đó làm gì còn nhiều gỗ vậy. Gỗ Lim Nam Phi hiện tại được nhập khẩu từ lục địa đen Châu Phi thuộc các nước: Conggo, cameroon, ghana, nigeria, anggola, ……
Lim Châu Phi cũng có nhiều chất, có nhiều vùng chất gỗ đẹp và không đẹp theo cảm nhận đúc kết từ các bác thợ mộc trong nghề nước ta nói chung và xưởng gỗ Quang Ngọc nói riêng. Sau đây là những loại chất và thương hiệu gỗ lim phổ thông nhất đang có trên thị trường Việt Nam.
1) Lim Conggo chất( ông sao) có sơn ở đầu màu xanh nước biền và chữ Star kem theo hình ông sao bốn cánh. Đây là chất lim đẹp được ví gần như lim Lào. Tất nhiên đồng nghĩa với giá thành cũng cao. 2) Lim R là thương hiệu của một nhà khai thác chọn lọc chất đẹp, rác trung bình 2cm, cây thuôn tròn. Đầu cây in chữ R màu trắng nằm trên nền vòng tròn đỏ. Thương hiệu này hiện tại khá nổi tiếng tại thị trường gỗ nhập khẩu tại Việt Nam nói chung và tại Hải Phòng nói riêng. Giá của nó cũng luôn đứng top, chính vì vậy nó cũng hay được làm giả thương hiệu bằng cách xịt giả mạo chữ R vào đầu cây gỗ lim, mặc dù đó là một loại chất gỗ và thương hiệu khác, nên các bạn hết sức chú ý kẻo mua phải hàng ko đúng chất lượng, mà mất tiền oan. Khi mua chúng ta chỉ cần tinh ý nhìn nước sơn mới và sạch sẽ thì chắc chắn là hàng R giả mạo. Cách nhận biết này cũng có thể áp dụng cho tất cả các thương hiệu khác như: IHC, BDA, GMT, SIM, Alpi…… 3) Lim IHC: có chữ màu trắng nằm trên nền xanh lá cây hình vuông, đây là thương hiệu lim có dáng cây tròn và nây đều 9/10 cây, rác trung bình 2-3 cm, chất vàng xanh, giá cũng rất cao. 4) Lim BDA: có chữ màu trắng nằm trên nền màu xanh lá cây hình tam giác, BDA-FipCam có chữ màu đỏ nằm trong hình tròn màu vàng, chất vàng xanh, cây rác 2-3 có khi lên 4cm nhưng bù lại chất đẹp và đanh. 5) Lim Alpi: cây tròn đều, rác mỏng 2-3 cm, dáng cây thẳng. 6) Lim GMT: chất đẹp và cây thẳng…. 7) Ngoài ra còn nhiều loại lim khác xếp vào dòng Techwood : Sebc, Stbc, PL, FJ, CFC, SP, TL, TB, LOC, CO, ITTI, JDF, Sabm, Cuf. Những dòng này thương hiệu ko bằng những dòng trên nhưng chất lượng cũng rất tốt và phù hợp cho thị trường tiêu thụ hàng trung bình. 8) Lim Trung Quốc: Thực chất nó là lim Châu Phi nhưng được khai thác và thu mua của các ông chủ người Trung Quốc từ các nước Châu Phi: thường có chữ mực màu đen, chất lượng bình thường( được xếp vào dòng kém nhất)
--> Nhìn chung thị trường lim Châu Phi sôi động lên kể từ khi Lim Lào, Lim Campuchia ko còn, do thói quen dùng gỗ lim từ xưa của các cụ ta từ khu vực miền trung trở ra miền bắc Việt Nam, từ đó các doanh nghiệp nhập khẩu rất nhiều lim từ Châu phi về nước. Cách chọn mua lim tròn Châu Phi cơ bản: Mỗi khi các bác đi mua lim cần chú ý những đặc điểm sau: + Cây đầu im ko sâu thối. + Rác mỏng 2-3cm + Chất cứng đanh, ko xốp lõi, tôm mịn. + Dáng cây nây đều, thẳng Chú ý phụ: Da vỏ ko trơn mà sần lên, cái này bằng cảm quan chúng tỏ cây lim già thì xẻ ra chất đanh, tôm mịn và đẹp. Còn da vỏ trơn thì chất xốp và ko đanh, màu nhạt vàng, trắng. Những cây hơi tiêu tâm ko nên sợ vì những cây đó chất gỗ già nên khi xẻ ra sẽ ko bị vênh vai đồng nghĩa chất đẹp và cứng. Xem kỹ những cây khoanh măng báo 1 đầu hay 2 đầu. Nếu báo gốc thì xem ở thân có cành nào bị mục thành vết, nước mưa sẽ theo đó chảy xuống, ắt hẳn cây đó bị xuyên từ điểm cành xuống gốc. Những cây bị mục lõi( hay gọi là Sam) chú ý 2 đầu, nếu thấy hai đầu đều bị sam thì cây đó là cây đang chết dở dang, sẽ bị hao hụt rất nhiều gỗ khi xẻ, thậm chí bỏ đi hết. Những cây rác dày 5-10 cm: thường những cây lim mang về qua đường biển dài ngày nên rác của chúng sẽ bị mốc trắng vòng quanh, rất dễ nhận biết ( trong trường hợp chưa bị người buôn mông hàng) Những cây cong cũng xếp vào hàng xẻ bị hao gỗ, nhưng nếu cong đúng kích thước: 1,7, 2,4, 3,2… thì dễ lựa việc. Vết nứt hay rách ở đầu cây quyết định chiều xẻ: lim to xẻ chiếu nếu rách thẳng đẹp một vệt thì ok, rách hình khế thì ko ổn.
Chúng tôi là đơn vị khai thác gỗ trực tiếp tại Châu Phi và có bãi gỗ riêng tại cảng Hải Phòng. Quý khách hàng cần biết chi tiết về công dụng của từng loại gỗ lim nam phi và báo giá gỗ lim Nam Phi tròn theo m3 tại Hải Phòng, Hà Nội… báo giá gỗ lim nam phi xẻ thành khí, báo giá gỗ lim nam phi năm 2020 .Ngoài ra chúng tôi cũng sản xuất gia công thành phẩm gỗ lim nam phi. báo giá cửa gỗ lim nam phi năm 2020 xin hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0979 799 011 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí ..vv Một số hình ảnh mẫu gỗ Lim Châu Phi nguyên cây.