Hoàng Minh Chính Thủ Tướng

Hoàng Minh Chính Thủ Tướng

Tòa soạn: Số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

Tòa soạn: Số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ cắt băng khánh thành cầu Hoàng Văn Thụ tại Hải Phòng

(PLVN) - Sáng 15/10/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự và cắt băng khánh thành cầu Hoàng Văn Thụ tại Hải Phòng, nơi được mệnh danh là thành phố của những cây cầu.

Cầu Hoàng Văn Thụ là một hạng mục quan trọng của Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc sông Cấm, có chiều dài khoảng 1.138,5m. Cầu có thiết ấn tượng với hình dáng "cánh chim biển", tạo sự kết nối giao thông, phát triển mở rộng Hải Phòng về phía Bắc.

Đây là công trình giao thông cấp đặc biệt được xây dựng bắc qua sông Cấm, đi qua địa bàn các xã Tân Dương, Dương Quan, Hoa Động (huyện Thủy Nguyên), phường Minh Khai (quận Hồng Bàng) và phường Máy Tơ (quận Ngô Quyền) và khởi công xây dựng từ năm 2017. Tổng mức đầu tư của công trình cầu Hoàng Văn Thụ là  2.173 tỷ đồng.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đây là cây cầu hiện đại, một trong những công trình trọng điểm của Hải Phòng thực hiện theo Nghị quyết 32 và Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị. "Điều đặc biệt là, chiếc cầu này do Việt Nam hoàn toàn thiết kế và thi công. Đây là một dấu ấn rất lớn", Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại sự kiện này, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng vui mừng bày tỏ: Sự kiện thông xe kỹ thuật cầu Hoàng Văn Thụ có ý nghĩa quan trọng trong triển khai Dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm nhằm góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống trung tâm TP mới theo định hướng phát triển không gian đô thị và theo điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009.

Cầu Hoàng Văn Thụ gồm cầu chính được thiết kế theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị, có tốc độ thiết kế 80km/h. Cầu nhánh phía Nam (bên nội thành) có tốc độ thiết kế 40 km/h. Cầu nhánh phía Bắc (bên huyện Thuỷ Nguyên) có tốc độ thiết kế 50 km/h. Các đường nhánh cầu ở phía Bắc giao với đường đê bắc sông Cấm (nhánh 3, nhánh 4) có tốc độ thiết kế 30 km/h. Đường song hành hai bên cầu phía bờ Bắc có tốc độ thiết kế 50 km/h.

Cầu chính cầu Hoàng Văn Thụ là dạng cầu vòm chạy giữa ống thép nhồi bê tông, nhịp chính 200m là nhịp lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Công trình cầu có kết cấu phức tạp, lần đầu tiên áp dụng công nghệ thiết kế tiên tiến, hiện đại.

Cầu chính có chiều dài là 290m, đảm bảo tĩnh không thông thuyền là 125x25m, dạng kết cấu cầu vòm chạy giữa có thanh treo, vành vòm dạng ống thép nhồi bê tông. Phần cầu chính kết cấu thép nặng hơn 5.000 tấn (đốt vòm hợp long nặng 527 tấn). Bề rộng mặt cắt ngang cầu là 33.5m đảm bảo 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp và lề đi bộ hai bên. Kết cấu các nhánh cầu dẫn phía nam gồm hai cầu nhánh đối xứng Để thuận tiện cho người đi bộ, ngoài cầu thang bộ, cầu được thiết kế lắp đặt 2 thang máy tại vị trí 2 bên đầu cầu phía nội thành.

Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc sông Cấm trên bao gồm: xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ, xây dựng hệ thống đê tả sông Cấm, xây dựng hệ thống kè sông Cấm, xây dựng hệ thống giao thông chính và hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ cho toàn bộ khu vực Bắc sông Cấm với quy mô 1.445,51ha.

Chiều 6-8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kihara Minoru đang thăm chính thức Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kihara Minoru vui mừng nhận thấy từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (tháng 9-1973), với sự nỗ lực của hai bên, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã có những bước phát triển vững chắc, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực.

Năm 2023, hai nước đã tổ chức gần 500 hoạt động thiết thực, có ý nghĩa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam nhất quán thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế vì mục tiêu hòa bình, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới; coi trọng và mong muốn cùng Nhật Bản triển khai thực chất, hiệu quả khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.

Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao; thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư chất lượng cao nhiều hơn nữa vào Việt Nam đi cùng với chuyển giao công nghệ, hợp tác nâng cao năng lực quản trị và đào tạo nhân lực; tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nâng kim ngạch thương mại song phương, tạo điều kiện hơn nữa cho nông sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản; thúc đẩy hợp tác ODA thế hệ mới tập trung cho các dự án lớn, trọng điểm; hợp tác trong các lĩnh vực mới như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.

Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác đào tạo nghề, hợp tác lao động và tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản sinh sống, học tập, làm việc; thúc đẩy giao lưu văn hóa, thể thao, giao lưu nhân dân; hợp tác giải quyết các vấn đề về dân số và phát triển, cạn kiệt tài nguyên, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Khẳng định quan hệ hợp tác quốc phòng là một trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và đề nghị hai Bộ Quốc phòng tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng trong các lĩnh vực đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ trang thiết bị, an ninh mạng, hợp tác giữa các doanh nghiệp quốc phòng.

Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Nhật Bản đã dành cho Bộ Quốc phòng Việt Nam sự hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả; khẳng định Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để Bộ Quốc phòng hai nước tăng cường giao lưu, nâng cao hiểu biết, củng cố tin cậy lẫn nhau và cùng nhau hợp tác trên cơ sở phù hợp với nhu cầu, khả năng hợp tác và cùng có lợi trên tinh thần "chân thành, tình cảm, tin cậy".

Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kihara Minoru cho biết chuyến thăm Việt Nam lần này nhằm góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản và thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm phát triển hơn nữa trong thời gian tới, trong đó có những lĩnh vực mà Thủ tướng đã đề cập.

Tại cuộc tiếp, hai bên đã trao đổi về tình hình thế giới và khu vực. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng không, hàng hải trên biển Đông, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hiệp quốc và Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.