Năm 2024, công tác hội và phong trào nông dân tiếp tục được đổi mới cả nội dung và hình thức, có trọng tâm, trọng điểm, hướng về cơ sở. Đặc biệt, Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã đạt được những kết quả ghi nhận. Trong năm, hội đã tuyên truyền, vận động 16.283 hộ nông dân đăng ký danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG) các cấp; giúp 150 hộ hội viên nông dân thoát nghèo; có 16.305 hộ đăng ký đạt danh hiệu “Gia đình nông dân văn hóa”. Phối hợp các ngành tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn thâm canh trong sản xuất, chăn nuôi... cho 28.528 lượt người. Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện ủy thác, quản lý quỹ hỗ trợ nông dân các cấp 4 dự án, với số tiền 2,1 tỷ đồng cho 39 hộ vay. Đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, kiện toàn củng cố các tổ vay vốn; đến hết tháng 10/2024 các cấp hội quản lý 51 tổ tiết kiệm và vay vốn, tổng dư nợ là 143 tỷ đồng...
Năm 2024, công tác hội và phong trào nông dân tiếp tục được đổi mới cả nội dung và hình thức, có trọng tâm, trọng điểm, hướng về cơ sở. Đặc biệt, Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã đạt được những kết quả ghi nhận. Trong năm, hội đã tuyên truyền, vận động 16.283 hộ nông dân đăng ký danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG) các cấp; giúp 150 hộ hội viên nông dân thoát nghèo; có 16.305 hộ đăng ký đạt danh hiệu “Gia đình nông dân văn hóa”. Phối hợp các ngành tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn thâm canh trong sản xuất, chăn nuôi... cho 28.528 lượt người. Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện ủy thác, quản lý quỹ hỗ trợ nông dân các cấp 4 dự án, với số tiền 2,1 tỷ đồng cho 39 hộ vay. Đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, kiện toàn củng cố các tổ vay vốn; đến hết tháng 10/2024 các cấp hội quản lý 51 tổ tiết kiệm và vay vốn, tổng dư nợ là 143 tỷ đồng...
Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa V
Đại hội được tổ chức từ ngày 22 - 25/12/2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội.
Dự đại hội có 1.175 đại biểu đại diện cho 9.563.577 cán bộ, hội viên nông dân. Đại hội đã bầu 124 Ủy viên Ban Chấp hành.
Đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Ủy viên Trung ương Đảng tái đắc cử giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Các đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Lê Hoàng Minh, Hà Phúc Mịch, Nguyễn Duy Lượng, Lều Vũ Điều được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
Chủ đề của Đại hội là: “Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển”.
Đại hội đã xác định phương hướng là: “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh, là chủ thể trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; Hội nông dân vững về chính trị, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động, là trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế;
Tham gia có hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và khối đại đoàn kết dân tộc. Nâng cao vai trò đại diện giai cấp nông dân; chăm lo nâng cao đời sống, bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, nông dân, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tại Hội nghị Trung ương Hội lần thứ 9 (khóa V), ngày 5/7/2012 tại Hà Nội đã bầu bổ sung đồng chí Lại Xuân Môn, Chánh văn phòng Trung ương Hội và đồng chí Nguyễn Hồng Lý, Trưởng ban Dân Vận Tỉnh ủy Bạc Liêu giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp ước biên giới, hoàn thành công tác phân giới cắm mốc và ký kết ba văn kiện pháp lý về biên giới có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử xây dựng đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc, góp phần tạo dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là giữa các tỉnh giáp biên của hai nước.
Kể từ khi ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc có hiệu lực và hai nước chính thức quản lý đường biên giới đất liền theo các văn kiện pháp lý về biên giới, nhìn chung, tình hình biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc cơ bản ổn định, hệ thống đường biên, mốc giới được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới được bảo đảm; công tác mở, nâng cấp cửa khẩu, đấu nối giao thông được hai bên quan tâm triển khai; giao lưu hữu nghị, hợp tác phát triển khu vực biên giới được chú trọng thúc đẩy. Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và các lực lượng chức năng hai bên phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, kịp thời phát hiện và xử lý ổn thỏa các sự kiện biên giới nảy sinh.
Hội nghị 25 năm ký Hiệp ước về biên giới và 15 năm ký ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là dịp để tổng kết, đánh giá những thành tựu, kết quả và cả những tồn tại, hạn chế nảy sinh trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới để rút ra bài học kinh nghiệm, tìm biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, góp phần vào việc duy trì đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định hợp tác và phát triển bền vững cho nhân dân hai nước…
Việt Nam và Trung Quốc chính thức ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước vào ngày 30-12-1999. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, hai bên triển khai công tác phân giới cắm mốc trên thực địa. Kết quả hai bên đã phân giới toàn tuyến biên giới dài 1.449,566km, cắm 1.971 cột mốc, bao gồm 1 cột mốc ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào, 1.548 cột mốc chính và 442 cột mốc phụ.
Ngày 18-11-2009, Chính phủ 2 nước đã ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc để ghi nhận toàn bộ thành quả phân giới cắm mốc biên giới trên thực địa, xác lập các quy định pháp lý để phối hợp thực hiện hiệu quả và thông suốt công tác quản lý, bảo vệ biên giới, quản lý, phát triển cửa khẩu giữa hai nước.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố cùng đồng chí Hồ Thị Thủy, Trưởng phòng…
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nông dân đang gặt lúa trên cánh đồng xã Hùng Sơn, (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) vào năm 1954.
Giai đoạn cách mạng 1954-1975, ở giai đoạn này, nông dân và tổ chức của mình đã tích cực thực hiện xây dựng xã hội chủ nghĩa (ở miền Bắc) và đấu tranh chống Mỹ thống nhất Đất nước (ở miền Nam).
Ở miền Nam, tổ chức Hội có tên gọi là Hội Nông dân giải phóng. Đây là hạt nhân chính trị của phong trào và tổ chức nông dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia tát nước chống hạn cùng nông dân xã Đại Thanh, Hà Đông (nay là Hà Nội), ngày 12/1/1958
Về nhiệm vụ, hòa chung cùng nhân dân cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân Việt Nam và tổ chức của nông dân Việt Nam phải cùng một lúc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bác Hồ đi thăm bà con nông dân tỉnh Bắc Kạn đang thu hoạch lúa mùa năm 1950.
Giai đoạn cách mạng 1945-1954, Việt Nam Nông dân cứu quốc Hội mới chỉ hình thành và hoạt động từ cấp tỉnh trở xuống.
Đến cuối năm 1949, để tăng cường và kiện toàn tổ chức cơ sở Hội và thành lập tổ chức Hội ở cấp Trung ương, Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất họp từ ngày 28/11 đến ngày 07/12 năm 1949 đã nhất trí thành lập Hội Nông dân cứu quốc Trung ương (sau này đổi tên là Ban Liên lạc nông dân toàn quốc).
Về nhiệm vụ trong thời kỳ này, đáp ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nông dân cả nước đã đoàn kết, hăng hái tham gia thực hiện cùng một lúc 2 nhiệm vụ chiến lược là “Kháng chiến” và “Kiến quốc”: