Sau thất bại của “Power Rangers” (2017), hãng Paramount hiện lên kế hoạch tái khởi động thương hiệu với đạo diễn Jonathan Entwistle.
Sau thất bại của “Power Rangers” (2017), hãng Paramount hiện lên kế hoạch tái khởi động thương hiệu với đạo diễn Jonathan Entwistle.
Tính chung 9 tháng năm 2022, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chính đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, cá tra vẫn giữ mức tăng trưởng cao nhất, tăng 97% đạt 161 triệu USD. Lạm phát làm giảm nhu cầu nhiều sản phẩm thủy sản, nhưng cá tra vẫn là mặt hàng lợi thế vì có giá phù hợp với túi tiền người tiêu dùng bình dân.
Xuất khẩu tôm trong tháng 9 đạt gần 350 triệu USD, tăng 13%, mức tăng thấp nhất trong các sản phẩm chính. Nhìn lại ngành tôm trong tháng vừa qua, vấn đề thiếu tôm nguyên liệu cộng với nhu cầu tại các thị trường đang chững lại vì lạm phát giá, khiến xuất khẩu tôm giảm so với tháng trước.
Trong khi đó, các sản phẩm hải sản như cá ngừ tăng 44%, mực, bạch tuộc tăng 40% và các loại cá biển khác tăng 55% trong tháng 9/2022.
"Trong khi xuất khẩu thủy sản sang một số thị trường sụt giảm trong tháng 9 thì thị trường Trung Quốc tăng trưởng đến 97% so với tháng 9 năm ngoái, đạt kim ngạch 153 triệu USD trong tháng 9 năm nay. Với kết quả này, Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất của thủy sản Việt Nam trong tháng 9 vừa qua".
Bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến thương mại của Vasep.
Xét về thị trường, xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ giảm 11% so với cùng kỳ, đạt 140 triệu USD trong tháng 9. Hoa Kỳ đã bị Trung Quốc qua mặt để tụt xuống trở thành thị trường thứ 2 của thủy sản Việt Nam.
Trong khi xuất khẩu thủy sản sang EU và Hàn Quốc trong tháng 9 vẫn giữ được mức tăng lần lượt 31% và 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt 8,5 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021. Để có được kết quả trên, công lớn thuộc về 2 sản phẩm thủy sản chính là tôm và cá tra với mức tăng trưởng ấn tượng.
Con tôm đóng góp khoảng 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản, sau chặng đường 9 tháng đã mang về gần 3,4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2021.
Điểm sáng nhất là thuộc về cá tra, với giá xuất khẩu cá tra bình quân sang các thị trường trong 9 tháng đầu năm nay đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Trong 9 tháng qua, cá tra đã mang về doanh thu xuất khẩu 2 tỷ USD, tăng 82% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, "lực kéo" từ xuất khẩu cá ngừ cũng tăng 55% so với cùng kỳ, đạt 729 triệu USD. Nhóm sản phẩm từ các loài cá biển khác mang về kim ngạch 1,35 tỷ USD, tăng 23%. Những sản phẩm như cá cơm, cá nục, cá hồi, surimi đóng góp doanh số từ 100 - 300 triệu USD...
Về thị trường trong 9 tháng, Hoa Kỳ vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 1,8 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc là thị trường đứng thứ hai, nhưng đây lại là thị trường có tăng trưởng cao nhất 76% đạt 1,35 tỷ USD trong 9 tháng qua.
Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản sang khối các nước thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 41%; xuất khẩu thuỷ sản sang Liên minh châu Âu (EU) đã vượt 1 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ.
Dự báo về xuất khẩu thủy sản 3 tháng cuối năm, bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến thương mại của Vasep, đưa ra nhận định: Mặc dù, Trung Quốc đang là thị trường khó đoán định, nhưng đây vẫn là thị trường mục tiêu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong những tháng cuối năm vì nhu cầu đang hồi phục và yếu tố địa lý thuận lợi cũng là ưu tiên của nhiều doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh chi phí vận tải và ách tắc vận chuyển vẫn là vấn đề lớn của thương mại toàn cầu.
"Với kết quả hiện nay và xu hướng hồi phục nhẹ trong vài tháng tới, dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2022 có thể ghi nhận mức kỷ lục 2,5 - 2,6 tỷ USD, cao hơn gấp rưỡi so với năm 2021".
Bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến thương mại của Vasep.
Với thị trường Hoa Kỳ, bà Lê Hẳng cho rằng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ sẽ tăng lên trong những tháng tới, khi mà lạm phát giá thực phẩm nói chung, thuỷ sản nói riêng làm cho thị trường Hoa Kỳ chao đảo hơn, đồng thời cũng bước vào chu kỳ tăng nhu cầu cho dịp Giáng sinh và năm mới sắp tới.
Lực đẩy cho thủy sản vào Hoa Kỳ còn nhìn thấy từ việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành Kết quả cuối cùng của Cuộc rà soát quản lý thuế chống bán phá giá lần thứ 18 (POR18). Theo đó, DOC đã giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho từng công ty dựa trên kết quả của POR17. Do đó, quyết định này không ảnh hưởng đến xu hướng xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong năm nay.
Theo bà Lê Hằng, các nước thành viên Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang là điểm sáng đối với xuất khẩu tôm và cá tra Việt Nam.
"Ngoài tác động do lạm phát khiến người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn các sản phẩm có giá vừa phải như cá tra thì thuế nhập khẩu 0% theo hiệp định CPTPP cũng là những yếu tố giúp xuất khẩu cá tra sang các nước CPTPP giữ được tăng trưởng đầy lạc quan từ đầu năm đến nay và vẫn có thể giữ đà tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm", bà Hằng nhận định.
Dù mức tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản 3 tháng gần đây có xu hướng giảm dần nhưng VASEP dự báo đến hết tháng 11/2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có thể hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD như kỳ vọng của toàn ngành và mục tiêu mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra từ đầu năm. Tháng cuối cùng của năm 2022 sẽ là thời điểm các doanh nghiệp hướng tới mục tiêu tăng trưởng vượt kế hoạch.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản cho thấy kết quả từ việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị thủy sản và tái cơ cấu thành công theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đây cũng là tiền đề để ngành thủy sản hướng tới mục tiêu giá trị chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa đạt 40-45 nghìn tỷ đồng và đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản lên 14-17 tỷ USD vào năm 2030 theo mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển ngành thủy sản.