Samsung là một trong những tập đoàn góp công tạo nên kỳ tích sông Hán, đưa Hàn Quốc giàu lên nhanh chóng. Công ty cũng đã bước qua nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế lớn, và ngày một mạnh mẽ hơn.
Samsung là một trong những tập đoàn góp công tạo nên kỳ tích sông Hán, đưa Hàn Quốc giàu lên nhanh chóng. Công ty cũng đã bước qua nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế lớn, và ngày một mạnh mẽ hơn.
Shandong Linglong Tyre Co., Ltd., thường được biết đến với tên gọi Linglong, là một trong những nhà sản xuất lốp hàng đầu tại Trung Quốc. Được thành lập vào năm 1975, Linglong đã nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu lốp xe tải uy tín và phổ biến trên thế giới.
Quy mô sản xuất của Linglong thực sự ấn tượng. Với nhiều nhà máy hiện đại rải rác khắp Trung Quốc, cũng như các nhà máy ở Thái Lan và Serbia, Linglong có khả năng sản xuất hàng triệu lốp mỗi năm. Sự mạnh mẽ này không chỉ giúp Linglong đáp ứng được nhu cầu lớn từ thị trường trong và ngoài nước, mà còn cho phép hãng cung cấp một loạt các sản phẩm phù hợp với nhiều loại xe khác nhau.
Các sản phẩm chính của Linglong bao gồm lốp cho xe con, xe tải, xe địa hình, xe công nghiệp, và nhiều loại xe khác. Trong đó, lốp xe tải của Linglong được đánh giá cao về chất lượng và độ bền. Những chiếc lốp này được thiết kế để hoạt động hiệu quả trong mọi điều kiện môi trường và địa hình, từ đường bằng phẳng tới địa hình gồ ghề, từ khí hậu lạnh giá tới nhiệt đới nóng bức. Điều này không chỉ giúp tăng cường an toàn cho người lái, mà còn giúp cải thiện hiệu suất của xe.
Với hơn 100 năm hình thành và phát triển, DoubleStar không chỉ là một công ty sản xuất lốp xe lâu đời của Trung Quốc, mà còn là doanh nghiệp niêm yết duy nhất thuộc quyền sở hữu của nhà nước ở tỉnh Sơn Đông. Hiện nay, DoubleStar đang đảm nhiệm vị trí chủ tịch chi nhánh lốp xe của Hiệp hội Công nghiệp Cao su Trung Quốc (CBIA).
DoubleStar đặc biệt nổi bật với việc tiên phong trong việc áp dụng công nghệ “Industry 4.0” vào ngành công nghiệp lốp xe, trở thành một trong những công ty hàng đầu của Trung Quốc trong việc khai thác nhà máy thông minh công nghệ 4.0. Công ty đã thành công trong việc áp dụng công nghệ thông minh vào các quy trình hậu cần, cải tiến quy trình và sử dụng các thiết bị thông minh, nhằm giảm thiểu việc lãng phí cao su và các sản phẩm liên quan.
Đứng ở vị trí dẫn đầu trong “Ngành công nghiệp sản xuất lốp xe thông minh của Trung Quốc”, DoubleStar được công nhận với chất lượng và độ ổn định cao của sản phẩm, cùng với tỷ lệ lỗi rất thấp – nhờ việc áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất.
Đột phá đáng kể khác của DoubleStar chính là việc mua trên 51% cổ phần của tập đoàn Kumho vào năm 2019, từ đó chính thức trở thành một trong 10 tập đoàn lốp hàng đầu thế giới.
Triangle Group, được thành lập từ năm 1976, nay đã tích lũy được hơn 45 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất và phân phối các loại lốp xe chất lượng cao. Luôn cố gắng ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất, thương hiệu này không ngừng cung cấp cho khách hàng những giải pháp hàng đầu trong ngành.
Triangle Group tự hào về sự chú trọng vào nghiên cứu và phát triển (R&D), điều này đã cho phép họ không chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giới, mà còn không ngừng cung cấp những sáng tạo mới mẻ, tiên tiến.
Triangle Group đạt được mức sản xuất hơn 14 triệu chiếc lốp mỗi năm với hơn 900 loại lốp radial khác nhau và gần 300 kích cỡ khác nhau. Họ cũng là nhà cung cấp lốp xe cho nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM), phục vụ một số nhà sản xuất ô tô uy tín hàng đầu thế giới.
Guizhou Tyre là một công ty được thành lập vào năm 1958 và sau đó, vào năm 1966, tái cấu trúc và niêm yết trên thị trường. Công ty chủ yếu chuyên sản xuất lốp xe OTR, lốp xe tải và xe khách, lốp máy móc nông nghiệp (AM), cùng với lốp dành cho ngành khai khoáng.
Các thương hiệu chính của Guizhou Tyre bao gồm Advance, Samson, Chinhoo, Tornado và Jingang. Guizhou Tyre có danh mục sản phẩm rộng lớn với hơn 3.000 thông số kỹ thuật và kiểu dáng khác nhau. Với sự đa dạng sản phẩm như vậy, Guizhou Tyre trở thành một trong những nhà sản xuất lốp xe chất lượng cao lớn nhất tại Trung Quốc.
Lốp Guizhou Tyre nổi bật với khả năng chịu tải vượt trội. Điều này rất phù hợp cho các loại xe công trình chạy quá tải và thường gặp các tác động cắt chém trong quá trình hoạt động.
(PLO)- Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm chỉ trích NATO là “cỗ máy chiến tranh biết đi gây ra sự hỗn loạn ở bất cứ nơi nào nó đi tới”, khi được hỏi về kế hoạch tập trận quy mô lớn nhất của NATO kể từ thời Chiến tranh lạnh.
Ngày 25-1, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm chỉ trích Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là “cỗ máy chiến tranh biết đi gây ra sự hỗn loạn ở bất cứ nơi nào nó đi tới”, theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã.
Cụ thể, trong cuộc họp báo thường kỳ tại thủ đô Bắc Kinh, ông Ngô đưa ra phát ngôn “cỗ máy chiến tranh biết đi" khi trả lời câu hỏi của phóng viên về cuộc tập trận lớn nhất của NATO hiện đang diễn ra.
Ông Ngô cáo buộc NATO - với tư cách là một tổ chức quân sự khu vực - “đã khởi xướng và tham gia các cuộc xung đột toàn cầu kể từ khi nó thành lập”.
Ngoài ra, ông Ngô chỉ trích NATO trong những năm gần đây không ngừng mở rộng sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, lấy lý do vô căn cứ về “mối đe dọa Trung Quốc” làm cái cớ để đối đầu khối và gây ra mối đe dọa đối với an ninh khu vực.
“Trung Quốc kêu gọi NATO ngừng bịa đặt những lời dối trá và thực hiện các hành động nguy hiểm gây hỗn loạn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhìn Trung Quốc và sự phát triển của quân đội Trung Quốc một cách khách quan và hợp lý, và làm những việc có ích hơn cho hòa bình thế giới” - ông Ngô nhấn mạnh.
Đại diện NATO chưa đưa ra phản hồi về phát ngôn trên của Trung Quốc.
Trong tuần này, NATO khởi động cuộc tập trận quân sự lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh với sự tham gia của khoảng 90.000 binh sĩ cùng hàng ngàn khí tài. Cuộc tập trận có tên là Steadfast Defender 2024 (Người bảo vệ kiên định 2024), sẽ kéo dài đến tháng 5.
Thực hiện Đề án cải cách từ tháng 11/2005, đến nay, quân đội Hàn Quốc đang dần tiến tới mục tiêu có cơ cấu hợp lý, tinh nhuệ, hiệu quả, trang bị hiện đại, khả năng chiến đấu cao.
Giảm lục quân, tăng biên chế không quân, hải quân
Chuyển đổi từ mô hình tập trung binh lực sang mô hình tập trung kỹ thuật, quân đội Hàn Quốc đã cắt giảm lực lượng từ 681.000 quân xuống còn 500.000. Lục quân là trọng điểm cắt giảm với việc cơ cấu lại 3 tập đoàn quân, trong đó sáp nhập tập đoàn quân số 1 và tập đoàn quân số 3, tinh giản tập đoàn quân số 2 đảm trách bảo vệ hậu phương. Từ đó, lục quân từ 550.000 xuống còn 350.000 quân, 10 quân đoàn giảm xuống còn 4, 46 sư đoàn giảm xuống còn 20 sư đoàn.
Trong khi đó, lực lượng hải quân và không quân lại tăng. Hải quân tăng từ 67.000 lên 70.000 quân (riêng hải quân đánh bộ giảm 4.000 quân, giải tán 1 lữ đoàn và 1 đại đội, giữ lại 2 sư đoàn). Không quân từ 64.000 quân tăng lên 70.000 quân, duy trì biên chế 10 trung đoàn máy bay chiến đấu.
Như vậy, tỷ lệ lực lượng lục, hải, không quân từ 81:10:9 trước đây, nay thành 70:15:15, tạo sự cân bằng hơn giữa 3 quân chủng.
Lực lượng dự bị cũng giảm từ 3,4 triệu xuống còn 1,5 triệu quân, được nâng cấp trang bị vũ khí, tăng cường huấn luyện để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Tỷ lệ sĩ quan so với quân nhân từ 25:75 thành 40:60. Số lượng nữ quân nhân tăng từ 2,7% lên 7%, nữ sĩ quan từ 1,7% lên 5%, tổng số nữ quân nhân gần 39.000 người. Phạm vi chức trách của nữ quân nhân mở rộng hơn, được đảm nhận các nhiệm vụ như điều khiển tàu ngầm, máy bay cảnh báo sớm và máy bay vận tải.
Để nâng cao hiệu quả công tác chỉ huy cũng như khả năng phản ứng nhanh, Hàn Quốc huỷ bỏ 16 cơ cấu ngoài biên chế của Bộ Quốc phòng đã thành lập từ năm 1998, giảm mạnh số lượng công chức quốc phòng từ tỷ lệ 51:49 xuống còn 30:70.
Lục quân điều chỉnh cơ chế chỉ huy 4 cấp “Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân - Tập đoàn quân - Quân đoàn - Sư đoàn” thành cơ chế chỉ huy 3 cấp “Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân - Bộ Tư lệnh tác chiến mặt đất - Quân đoàn”.
Hải quân giải tán đơn vị tác chiến độc lập trực thuộc Tư lệnh hạm đội, loại bỏ trung đoàn trong cơ chế chỉ huy 4 cấp “Tư lệnh hạm đội - Trung đoàn - Tiểu đoàn- Biên đội”.
Không quân lấy trung đoàn bay chiến đấu làm đơn vị chủ đạo tiến hành tác chiến đường không; trong cơ chế chỉ huy 4 cấp “Trung đoàn bay chiến đấu - Lực lượng chi viện mặt đất - Đại đội bay - Trung đội”, đã bỏ lực lượng chi viện mặt đất.
Nâng cấp, mua mới vũ khí trang bị
Lục quân được trang bị các hệ thống vũ khí tiên tiến như rốc-két nhiều nòng, xe tăng và xe thiết giáp, máy bay trực thăng thế hệ mới. Hiện Hàn Quốc nằm trong số 7 nước có kỹ thuật máy bay trực thăng hiện đại nhất.
Hải quân được trang bị mới: 2 tàu tấn công chở máy bay trực thăng LP-X có lượng giãn nước 19.000 tấn, chở được 700 người, 10 máy bay trực thăng Lynx, 7 xe vận tải thiết giáp thuỷ bộ, 10 xe tăng và 2 tàu đổ bộ; 4 tàu khu trục Aegis KDX-3 lượng giãn nước 7.000 tấn; 6 tàu ngầm U214 nặng 1.800 tấn; 8 máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C; tên lửa chống ngầm tầm xa có tầm phóng 20 km trang bị trên tàu khu trục (trên thế giới chỉ Mỹ, Pháp, Nga có loại tên lửa này).
Không quân, vũ khí mới có: 420 máy bay chiến đấu thế hệ mới KF-16, F-15K, A-50 và 4 máy bay cảnh báo sớm trên không, 3 máy bay vận tải cỡ lớn, 4 máy bay tiếp dầu trên không, 4 máy bay trinh sát không người lái có thời gian bay liên tục 6 tiếng, có thể thăm dò mục tiêu trong phạm vi 370 km. Đã dành 460 triệu USD để mua vũ khí dẫn đường chính xác tấn công ngoài khu vực và 1.000 đạn tấn công trực tiếp liên quân (JDAM); chi 1,05 tỷ USD mua của Đức 48 tổ hợp tên lửa Patriot-2 nhằm thay thế tên lửa phòng không tầm xa trên cao.
Lục quân Hàn Quốc thành lập thêm bộ tư lệnh tên lửa có nhiệm vụ quản lý lực lượng rốc-két nhiều nòng và pháo tự hành. Từ lực lượng cơ giới và lực lượng thiết giáp đã tái cơ cấu và thành lập sư đoàn bộ binh số hoá được tăng cường pháo binh, tình báo, trinh sát và thông tin, trang bị xe tăng, xe thiết giáp và máy bay trực thăng tiến công.
Hải quân thành lập mới bộ tư lệnh tàu ngầm, nâng trung đoàn không quân của hải quân thành bộ tư lệnh đường không. Đầu tư 800 triệu USD xây dựng căn cứ chiến lược có thể bố trí 7.500 lính ở đảo Saishu; thành lập một hạm đội cơ động chiến lược, đưa phạm vi phòng thủ của hải quân kéo dài đến khu vực phía nam eo biển Mallaca, đảm bảo an ninh cho 4 tuyến thương mại lớn trên biển và khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Hạm đội này gồm 3 trung đoàn hợp thành, mỗi trung đoàn phối thuộc 1 tàu khu trục Aegis KDX-3 loại 7.000 tấn, 1 tàu ngầm KDX-2 loại 4.800 tấn, 1 tàu ngầm U214 nặng 1.800 tấn, 1 tàu tiến công thuỷ bộ LP-X 13.000 tấn, 1 tàu vận tải 10.000 tấn, 1 tàu chi viện 9.000 tấn và máy bay tuần tiễu chống ngầm, máy bay trực thăng chống ngầm, máy bay trực thăng cứu hộ.
Không quân thành lập: bộ tư lệnh tác chiến miền Bắc; biên đội tiến công gồm máy bay tác chiến điện tử F-15K, A-50 và máy bay tiếp dầu trên không; trung đoàn máy bay chiến lược, đảm nhiệm việc quản lý các vệ tinh trinh sát quân sự và máy bay trinh sát chiến lược; lữ đoàn tiến công chiến lược, quản lý những tên lửa có tầm phóng hơn 100 km. Có phương án sáp nhập trung đoàn bay chiến lược và lữ đoàn tiến công chiến lược thành bộ tư lệnh không quân chiến lược bao gồm cả lực lượng đường không vũ trụ.
Theo đánh giá, so với trước khi thực hiện Đề án, cự ly tiến công của lực lượng cấp quân đoàn lục quân Hàn Quốc đã tăng gấp 2-3 lần, phạm vi tác chiến của sư đoàn tăng gấp 2 lần.
Hải quân, thông qua việc bố trí các hạm tàu cỡ lớn, xa bờ, hình thành cơ cấu tác chiến mặt nước, dưới nước, trên không, thực hiện nhiệm vụ giám sát và tiến công ở các khu vực biên giới trên bán đảo Triều Tiên… có khả năng tác chiến biển xa tương đối mạnh.
Không quân đã mở rộng phạm vi tác chiến tiến công chính xác từ khu vực phía nam cao nguyên Bình Nhưỡng như trước đây, đến cả bán đảo Triều Tiên. Bán kính hoạt động của máy bay chiến đấu F-15K là 1.800 km, khiến không quân Hàn Quốc có khả năng tác chiến trên không trong phạm vi bán kính 3.500 km với trung tâm là Seoul.
Quân đội nhân dân Triều Tiên thành lập ngày 8/2/1948, tiền thân là đội du kích kháng Nhật ra đời từ trước Chiến tranh Thế giới thứ 2.