"Dấu mốc của người thiếu chín chắn là ở chỗ anh ta muốn chết vinh quang cho một lẽ nào đó, còn dấu mốc của người trưởng thành lại ở chỗ anh ta muốn sống khiêm nhường cho lẽ ấy..."
"Dấu mốc của người thiếu chín chắn là ở chỗ anh ta muốn chết vinh quang cho một lẽ nào đó, còn dấu mốc của người trưởng thành lại ở chỗ anh ta muốn sống khiêm nhường cho lẽ ấy..."
Thoạt nhìn, có lẽ bạn sẽ nghĩ, những chiếc xe này sao lại có kiểu dáng cũ kĩ đến vậy. Trên thực tế, những chiếc xe buýt vàng này có kiểu dáng cổ điển bởi nó đã có lịch sử phát triển khá dài.
Ra đời từ năm 1912, xe buýt ở Mỹ là phương tiện do chính phủ liên bang quản lý. Năm 1939, tiến sĩ Frank W. Cyr, Giáo sư tại trường Đại học Columbia (tại New York) từng mở một cuộc hội thảo bàn về các tiêu chuẩn dành cho xe buýt. Sau sự kiện đó, khoảng 45 tiêu chuẩn cho xe buýt chở học sinh được phê chuẩn, trong đó, đáng lưu ý nhất là quy định về màu sơn trên thân xe.
Màu vàng là màu rất dễ thấy, không quá chói mắt như màu đỏ. Vì thế, người ta đã chọn màu sắc này để sơn lên thân xe. Hơn nữa, trong lúc trời nửa tối, nửa sáng như sáng sớm hay chiều muộn thì dòng chữ màu đen trên nền vàng sẽ dễ nhìn thấy rõ nhất so với các màu khác.
Xe bus ở Mỹ là phương tiện do chính phủ liên bang quản lý.
Một đặc trưng nữa, chỉ các xe buýt vàng tại Mỹ mới có là tấm biển Stop ở bên sườn trái và một tấm chắn phía trước gọi là "tay vượt". Mỗi khi xe buýt dừng thì tấm biển Stop sẽ mở ra như cái cánh để người đi hai bên đường nhìn thấy. Trong khi đó, "tay vượt" phía trước xe cũng là một quy định mới được áp dụng ở một số bang để buộc người băng qua đường phải đi cách mũi xe một khoảng nhất định. Vì nếu họ đi sát vào đầu xe thì tài xế có thể sẽ không nhìn thấy và gây ra tai nạn.
Cho đến nay, hệ thống tiêu chuẩn dành cho các xe buýt vàng ở Mỹ liên tục được cải tiến theo hướng ngày càng an toàn hơn cho học sinh. Một số trường ở Mỹ đã mua hoặc thuê lại các xe buýt vàng để tổ chức chuyên chở học sinh. Một số khác sử dụng dịch vụ của các công ty tư nhân cung cấp và đều miễn phí cho học sinh tiểu học lẫn trung học. Trung bình hàng năm, các xe buýt ở Mỹ chuyên chở 10 triệu lượt. Mỗi ngày có khoảng 475.000 lượt xe phục vụ 25.000 học sinh trên toàn nước Mỹ.
Hình ảnh những chiếc xe buýt vàng đã trở nên rất đỗi quen thuộc ở Mỹ, nhất là đối với những gia đình có con đi học. Mỗi sáng, họ đều không thể bỏ lỡ chuyến xe buýt vàng thân thuộc này. Còn đối với người đi đường, xe buýt màu vàng là lời nhắc nhở hãy dành ưu tiên số 1 cho các em học sinh và tôn trọng văn hóa xe buýt vàng: Dừng xe cho đến khi các em học sinh đã lên hoặc xuống hết ô tô.
Nhường đường cho xe ưu tiên và các quy định của pháp luật có liên quan
Xe ưu tiên là các loại xe theo quy định của pháp luật được hưởng các quyền ưu tiên khi tham gia giao thông và khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, thì người tham gia giao thông phải nhường đường, không được cản trở xe được quyền ưu tiên. Tuy nhiên trong thực tế, việc chấp hành các quy định của pháp luật về xe ưu tiên, nhất là việc nhường đường cho các loại xe ưu tiên của người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế.
Điều 22, Bộ luật giao thông đường bộ quy định các loại xe ưu tiên bao gồm: xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có Cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật và đoàn xe tang. Các loại xe ưu tiên đã nêu (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Về tín hiệu của các loại xe ưu tiên được quy định tại Nghị định 109 năm 2009 của Chính phủ. Cụ thể, đối với xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ hoặc xanh gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên. Đối với xe Công an, Quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, nếu là xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an, Quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên; nếu là xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu Công an, Quân sự cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên. Đối với xe Cảnh sát giao thông dẫn đường, nếu là xe ô tô, có đèn quay chớp phát sáng màu xanh – đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên; nếu là xe mô tô, có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; có cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên. Đối với xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên. Nghị định 109 của Chính phủ cũng quy định chi tiết về tín hiệu còi ưu tiên của từng loại xe được quyền ưu tiên. Tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn một số tổ chức, cá nhân sử dụng các tín hiệu ưu tiên sai quy định, trong đó nhiều nhất là tình trạng xe cứu thương sử dụng còi ưu tiên của Cảnh sát và một số trường hợp xe không phải là xe ưu tiên nhưng gắn và sử dụng các tín hiệu ưu tiên. Theo quy định tại Nghị định 46 của Chính phủ, hành vi sử dụng tín hiệu ưu tiên sai quy định bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, những xe không được quyền ưu tiên nhưng sử dụng, phát tín hiệu ưu tiên thì xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đồng thời, bị tịch thu còi, cờ tín hiệu, đèn. Điều 22, Bộ luật giao thông cũng quy định “Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên”. Thực tế, phần lớn người tham gia giao thông đều hiểu và biết được quy định này, sẵn sàng nhường đường cho xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, đâu đó cũng còn nhiều người vẫn chưa ý thức được vấn đề này. Trao đổi với chúng tôi, bác sỹ La Quốc Trung, Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viên đa khoa tỉnh Trà Vinh cho biết, ông đã công tác ở khoa cấp cứu 15 năm, từng tham gia nhiều ca cấp cứu trên xe cứu thương, nhìn chung, phần lớn người tham gia giao thông sẵn sàng nhường đường cho xe cứu thương đưa bệnh nhân đi cấp cứu, bên cạnh, vẫn không ít người người tham gia giao thông “thờ ơ” trước tiếng còi khẩn thiết của xe cứu thương, nhất là tại các ngã đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông, trong khi đó, bệnh nhân trên xe phần lớn rất nguy kịch, cần phải đến bệnh viện ngay để được cấp cứu, giành lại sự sống, có những trường hợp người bệnh chỉ còn thời gian khoảng 5, 10 phút, nhiều hơn khoảng 1 giờ đồng hồ để cấp cứu, do vậy, nếu bị cản trở thì tính mạng của người bệnh khó giữ được. Là một tài xế lái xe chữa cháy, Trung úy Trần Thanh Tòng, cán bộ đội Cảnh sát PCCC và CNCH trung tâm, thuộc phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh, rất bức xúc trước thực trạng người tham gia giao thông chưa nêu cao ý thức nhường đường cho xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, thậm chí có trường hợp cúp ngang đầu xe chữa cháy, rất nguy hiểm, dễ dẫn đến tai nạn. Mỗi khi lái xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ, mỗi tài xế đều phải tập trung cao độ, vừa phải xử lý những trường hợp không nhường đường để phòng tránh tai nạn, vừa phải tính toán đường đi đến đám cháy nhanh nhất để kịp thời dập tắt đám cháy, cứu tài sản, cứu người bị nạn. Đối với lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh, hay còn gọi là lực lượng Cảnh sát 113, thì việc đến hiện trường để ngăn chặn một vụ việc đánh nhau có hung khí, hay khống chế bắt giữ một đối tượng “ngáo đá”, hoặc cấp cứu người bị thương do tai nạn giao thông,… là hết sức khẩn cấp, nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân, vì thế, việc nhường đường cho xe Cảnh sát 113 đi làm nhiệm vụ là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều người tham gia giao thông chưa thực hiện tốt việc nhường đường cho xe Cảnh sát 113 đi làm nhiệm vụ, việc này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự ở địa phương. Theo quy định của Nghị định 46/CP của Chính phủ, hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với xe ô tô; phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xe mô tô. Việc chấp hành các quy định về xe ưu tiên, nhất là việc nhường đường cho xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp không chỉ là chấp hành nghiêm pháp luật mà còn là nét đẹp “Văn hóa giao thông”, bởi lực lượng chức năng có đến hiện trường để dập tắt đám cháy, cứu tài sản, cứu người bị nạn hay xử lý một vụ việc về ANTT, hoặc cấp cứu người bệnh có kịp thời hay không, một phần còn phụ thuộc ý thức của người tham gia giao thông xung quanh.