Phật Giáo Ấn Độ Suy Tàn

Phật Giáo Ấn Độ Suy Tàn

Giao lưu văn hóa Phật giáo Việt Nam - LB Nga - Ấn Độ

Giao lưu văn hóa Phật giáo Việt Nam - LB Nga - Ấn Độ

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bộ môn Tôn giáo học https://frs.ussh.vnu.edu.vn/uploads/drs/logo_tgh1.png

TS. Trần Thị Hằng - Bộ môn Tôn giáo học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. Bài đã in trong cuốn sách: "Đào tạo Tôn giáo học ở Việt Nam quá trình hình thành và phát triển" của Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, Nxb. Tôn giáo, 2017, tr.545 - 552.

Không phải ngẫu nhiên, cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp giữa hai city-states (thành bang, thị quốc) quan trọng nhất là Athens và Sparta lại làm tốn nhiều giấy mực của giới nghiên cứu lịch sử đến vậy. Được gọi là “Chiến tranh Peloponnesia”, cuộc chiến này xác lập một hiện thực: Có hai tư tưởng kiến tạo nên hai hình thái nhà nước đối chọi nhau, trong cộng đồng các thành bang Hy Lạp. Một cách ngắn gọn, “Chiến tranh Peloponnesia” diễn ra từ năm 431 đến năm 404 TCN, mà kết cục là liên minh Peloponnisos do Sparta lãnh đạo đã đánh bại liên minh Delos mà Athens dẫn dắt.

Cuộc chiến này thường được giới nghiên cứu lịch sử chia thành ba giai đoạn. Đầu tiên, Sparta liên tục tiến đánh miền đồng bằng Attica, trong khi Athens cho hải quân tấn công duyên hải Peloponnesus, nhằm duy trì thế quân bình chiến lược. Giai đoạn này kết thúc năm 421, với hòa ước Nicias. Song, chỉ ba năm sau, đến năm 418 TCN, chiến sự lại bùng lên khi Sparta xâm chiếm Agos – thị quốc liên minh của Athens. Kể từ đây trở đi, do thiện chiến hơn và chủ động hơn, quân đội Sparta cùng các đồng minh liên tiếp đánh bại liên quân địch thủ. Năm 413 TCN, một lực lượng viễn chinh lớn mà Athens gửi đến Syracus, Sicillia, gần như bị tiêu diệt toàn bộ.

Giai đoạn cuối của Chiến tranh Peloponnesia, Sparta gia tăng sức công kích bằng cách “liên thủ” với Ba Tư, đồng thời khơi dậy các cuộc nổi loạn trong lãnh thổ phe Athens, từ đó siết chặt các vòng vây. Năm 403 TCN, toàn bộ hạm đội hải quân Athens bị đánh tan nát ở Aegospotami. Một năm sau, Athens buộc phải đầu hàng, khi gần như không còn sức kháng cự.

Đó là một kết cục hoàn toàn tương phản với cách mà Sparta và Athens, bất chấp mọi khác biệt về tư tưởng, đã tạm gác lại những khác biệt ấy để sát cánh với nhau chống lại làn sóng xâm lăng của Ba Tư. Tạo cảm hứng cho phim ảnh hay văn chương sau này, những sử gia Hy Lạp cổ (tiêu biểu là Herodotus và Thucydides) ghi chép lại khá đồng nhất và rõ ràng: Sau trận tử chiến vang danh của 300 chiến sĩ Sparta ở hẻm núi Thermopylae, quân Ba Tư tràn được vào Athens. Tuy nhiên, từ ngoài khơi, các hạm đội Hy Lạp do Athens dẫn dắt đã hủy diệt các chiến thuyền Ba Tư, rồi trở về đánh vu hồi bọc hậu để có được trận toàn thắng quyết định năm 479 TCN tại Plataea, tây bắc miền Attica.

Chiến thắng chung trước Ba Tư mở ra một giai đoạn vàng son, mà cũng khắc họa sâu hơn những khác biệt giữa hệ tư tưởng của Athens với hệ tư tưởng của Sparta. Để rồi, sau “Chiến tranh Peloponnesia”, thế giới Hy Lạp cổ bắt đầu bị tái định hình. Những tổn hại kinh tế của cuộc chiến hiện diện trên khắp Hy Lạp. Tình trạng đói nghèo trở nên phổ biến, trong khi Athens hoàn toàn bị tàn phá, và không bao giờ lấy lại được sự thịnh vượng, như họ đã từng sở hữu trước cuộc chiến ấy.

“Nội chiến”, ta có thể tạm gọi như thế, từ khía cạnh này, đã tỏ ra giàu sức tàn phá hơn hẳn ngoại xâm. Và cuối cùng, từ một mảnh biên địa phía Bắc, Macedonia trỗi dậy, tiến vào trung tâm, soán ngôi của cả Athens lẫn Sparta, thiết lập một định chế đế quốc hoàn toàn mới. Macedonia là một phần của nền văn minh Hy Lạp, nhưng lại không hoàn toàn là Hy Lạp, cũng bởi vậy…

Đến nỗi tiếc nuối mang tên Athens

Cơ bản, Chiến tranh Peloponnesia thường được xem là cuộc chiến thể hiện sự xung đột giữa một Athens ngày càng trở nên dân chủ và tự do, với một Sparta vẫn luôn duy trì hình thái quân phiệt khắc kỷ - hai luồng tư tưởng đối nghịch nhau trong thế giới Hy Lạp cổ.

Từ năm 461 TCN, Athens được lãnh đạo bởi một nhà quý tộc trẻ tên là Pericles, rồi chính sách dân chủ của Pericles đã được bành trướng tới cả các xứ thuộc địa của Hy Lạp. Các sử gia gọi thời kỳ này là “thời đại của Pericles”.

Vào “thời đại Pericles”, Athens bắt đầu xây dựng cho mình một hệ thống dân chủ (the democratic system). Chủ quyền của người dân được thể hiện tại các đại hội đồng gồm có các nam công dân trên 18 tuổi. Đã có các buổi họp cách 10 ngày/lần, tại đồi phía đông của Acropolis, với số người tham dự ít nhất là 6.000 người, theo các thư tịch cổ. Các đại hội đồng này thông qua các đạo luật, quyết định cuối cùng về chính sách ngoại giao và chủ trương hòa bình hay chiến tranh.

Pericles, với một tư duy đột phá, còn cho phép các công dân thuộc giai cấp thấp được giữ các chức vụ công, điều mà trước kia họ bị ngăn cấm. Chính quyền thị quốc trả lương cho các công chức và cho các nhân viên tòa án, các công dân nghèo từ nay được phép tham dự vào các vấn đề công cộng. Tại các thành phố, đã xuất hiện các quan tòa được chọn lựa không theo giai cấp.

Chính sách chung quyết định bởi 10 quý tộc giàu có – nắm quyền thông qua bầu cử công cộng. Có thể xem những nhân vật ấy chính là tiền thân của định chế Nguyên lão Nghị viện La Mã sau này – nền móng của các chính thể nghị viện phương Tây. Chính Pericles cũng đã được bầu lại 30 lần, từ năm 461 tới năm 429 TCN, nhờ uy tín tuyệt đối. Tất cả các công chức đều bị giám sát cẩn thận, và có thể bị loại bỏ nếu không giữ được niềm tin của công dân.

Nhờ sự cởi mở về mặt chính trị này, “thời đại Pericles” cũng trở thành thời kỳ sở hữu rất nhiều thành tựu văn minh. Thậm chí, nhiều sử gia còn  cho rằng đây là thời kỳ trung tâm quan trọng nhất trong tiến trình phát triển của văn hóa Hy Lạp. Các phương diện văn minh của người Hy Lạp, gồm có triết học, khoa học, nghệ thuật, văn chương, lịch sử… ở giai đoạn này, thảy đều đề cao lý trí của con người, và giảm đi sự phụ thuộc vào tín ngưỡng hay thần thoại.

Người Hy Lạp cổ cũng kiến tạo quan niệm “tự do hợp đạo lý (ethical freedom)”, nghĩa là mọi người được tự do chọn lựa giữa danh dự và điều ô nhục, giữa bổn phận và sự hèn nhát, giữa điều độ và sự thái quá. Ở không ít phần của thần thoại Hy Lạp còn lưu truyền, ánh xạ về tư tưởng này được thể hiện trong cách các anh hùng Hy Lạp gặp bi kịch không phải do các quyền lực trên cao tác động, mà vì họ bị giằng xé bởi quyền tự do chọn lựa.

Nhưng, song song với tiến trình phát triển văn hóa, Athens cũng ngày càng giống một đế quốc, và trở thành mối đe dọa cho các thành bang khác không chấp nhận hệ giá trị của họ. Sparta dĩ nhiên là địch thủ hàng đầu, và là lãnh tụ của phong trào chống Athens trong cộng đồng các thị quốc Hy Lạp. Khắc kỷ đến khắc nghiệt và thần thánh hóa sứ mệnh của tầng lớp chiến binh, Sparta chiếm ưu thế hơn hẳn trong cuộc đối đầu trực diện ấy, nhờ sự thiện chiến và tinh nhuệ của mình.

Có điều, sau khi chiến thắng, Sparta và cơ chế quản trị nhà nước cũ kỹ mà họ tôn thờ lại không phù hợp với nhu cầu phát triển từ thực tế. Trong khi đó, Athens đã quá lụn bại, để trông chờ một cơ hội quật khởi. Và trên toàn cõi Hy Lạp, sự suy vi, cả về văn minh, kinh tế, điều kiện xã hội lẫn quân sự đều mỗi lúc một trở nên rõ ràng.

Cuộc chiến Peloponnesia này, và chặng đường chia rẽ dẫn tới suy yếu này, cũng như câu chuyện huynh đệ tương tàn bởi không thể chấp nhận và dàn xếp các khác biệt để tìm đến điểm thỏa hiệp mấu chốt, vẫn luôn là một “bài học của muôn đời”.

* Thucydides (khoảng 460 –400 TCN) được coi là sử gia bậc nhất của thế giới cổ xưa. Thucydides là một người Athens, đã từng tham dự Chiến tranh Peloponnesian và đã được bầu là chỉ huy. Do bị tố cáo là đã không hoàn thành nhiệm vụ, ông bị đày khỏi Athens. Trong thời gian lưu vong, Thucydides đã viết cuốn “Lịch sử chiến tranh Peloponnesia” (The History of the Peloponnesian War), sau khi đã khảo cứu các nguyên nhân của trận chiến tranh Peloponnesian một cách rõ ràng và khách quan, nhấn mạnh vào sự chính xác của các dữ kiện (facts).

* Voltaire, nhà triết học kiêm nhà văn nổi tiếng người Pháp vào thế kỷ 18 xem “thời đại Pericles” là một trong bốn thời đại sung sướng nhất của loài người, “khi các nghệ thuật được đưa lên trình độ hoàn hảo, đánh dấu một trình độ cao của trí tuệ con người và là một thí dụ cho hậu thế”.