Nghị định số 15/2021/NĐ-CP nêu rõ, khi đầu tư xây dựng công trình phải có giải pháp kỹ thuật và biện pháp quản lý nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Nghị định số 15/2021/NĐ-CP nêu rõ, khi đầu tư xây dựng công trình phải có giải pháp kỹ thuật và biện pháp quản lý nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Cách tính chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng theo thông tư số 11/2019/TT-BXD ban hành ngày 26/12/2019 về việc hướng dẫn cách tính chi phí quản lý dự án xây dựng công trình cụ thể như sau:
Toàn bộ mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định dựa trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm được ban hành bởi Bộ Xây Dựng. Hoặc dựa trên những dự toán của ban quản lý sao cho phù hợp nhất với hình thức tổ chức quản lý, thời gian thi công dự án, quy mô và khối lượng công việc của dự án.
Đối với những dự án có sử dụng vốn đầu tư nhà nước nhưng ngoài ngân sách, có tính chất đặc thù riêng, chủ đầu tư thuê quản lý thì chi phí quản lý dự án xây dựng sẽ được xác định bằng dự toán dựa trên cơ sở nội dung và khối lượng công việc cần quản lý trong dự án. Mức chi phí này được thỏa thuận cụ thể giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn quản lý dự án.
Trong trường hợp cải tạo, sửa chữa những dự án quy mô vừa và nhỏ theo quy định trong nghị định 10/2021/NĐ-CP, nếu dự án có sự tham gia của cộng đồng thì chủ đầu tư được phép sử dụng máy móc chuyên môn để xác định dự toán chi phí quản lý dự án xây dựng.
Điều 20. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Trường hợp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực không đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này để thực hiện.
2. Đối với các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nếu không đủ điều kiện năng lực để quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc vốn khác thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này để thực hiện.
3. Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.
4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn phải thành lập văn phòng quản lý dự án tại khu vực thực hiện dự án và phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan.
5. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án, xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án.
THAM KHẢO THÊM CÁC KHÓA HỌC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ XÂY DỰNG RẤT HỮU ÍCH CHO KỸ SƯ XÂY DỰNG DƯỚI ĐÂY:
Chi phí quản lý dự án xây dựng là một khoản kinh phí cần thiết để nhằm tổ chức và thực hiện các công việc quản lý dự án xây dựng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về chi phí này? Mời quý bạn đọc tham khảo thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết dưới đây cùng Việt Thanh nhé.
Công thức tính chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng:
CPQLDAXD = CTL+ CTT +CPC + CCĐ + CBH + CKHCN + CMM + CDVC + CPS
Xem thêm: Chi phí kiểm định chất lượng công trình được xác định như thế nào
Theo quy định tại khoản 1, Điều 30, Nghị định 10/2021/NĐ-CP, chi phí quản lý dự án xây dựng được sử dụng trong các công việc cụ thể dưới đây:
Xem thêm: Chi phí bảo trì công trình xây dựng và cách thức xác định
Nắm được những quy định của pháp luật về chi phí quản lý dự án xây dựng sẽ giúp các chủ thầu cũng như nhà đầu tư sử dụng kinh phí hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Nếu quý bạn đọc còn quan tâm đến các loại chi phí khác trong xây dựng công trình, và dịch vụ đo đạc công trình hãy truy cập website của Việt Thanh để có thêm thông tin nhé.
Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì? Theo quy định trong khoản 3, Điều 30 của Nghị định 10/2021/NĐ-CP ban hành ngày 09/02/2021 thì chi phí quản lý dự án là khoản tiền cần thiết được chi ra để thực hiện tổ chức quản lý toàn bộ dự án xây dựng từ khi bắt đầu khởi công xây dựng đến tiến hành thi công dự án và sau dùng là đưa vào sử dụng. Nó cũng được dùng đế quyết toán vốn đầu tư xây dựng.
Hiểu một cách đơn giản, chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng là chi phí tối đa để quản lý một dự án sao cho phù hợp nhất với thời gian, phạm vi công việc được chấp thuận. Nó được xác định dựa trên việc định mức tỷ lệ phần trăm hoặc lập dự toán chi tiết. Trên thực tế hiện nay, chi phí quản lý dự án được thay đổi linh hoạt tùy theo tiến độ thực hiện dự án.
Các khoản chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng mà ban quản lý phải chi ra khi thực hiện dự án bao gồm: phí thiết kế, phí tổ chức và thực hiện, phí lên kế hoạch dự án, phí kiểm soát toàn bộ quá trình thực hiện dự án, phí kiểm tra, nghiệm thu sau khi dự án đã hoàn thành và chuẩn bị đưa vào khai thác.
Xem thêm: Định mức chi phí khảo sát địa chất công trình mới nhất năm 2024