Slogan cần phản ánh tầm ảnh hưởng tuyệt đối của thương hiệu tới khách hàng. Dù bạn là một doanh nghiệp mới thành lập hay một công ty đã có bề dày truyền thống lâu đời.
Slogan cần phản ánh tầm ảnh hưởng tuyệt đối của thương hiệu tới khách hàng. Dù bạn là một doanh nghiệp mới thành lập hay một công ty đã có bề dày truyền thống lâu đời.
Khoảng năm 1964, Honda được biết đến với xe máy nhiều hơn là ô tô. Điều này lâu nay vẫn tiếp diễn ở hầu hết các quốc gia nơi Hondas được bán. Vì thế, để thu hút khách hàng biết đến sản phẩm ô tô của mình, năm 2002, Honda đã dùng slogan “Sức mạnh của những giấc mơ” tạo thành một chiến dịch quảng cáo sử dụng truyền hình, thư trực tiếp, đài phát thanh, áp phích, báo chí, tạp chí, triển lãm xe máy,… Chiến dịch này đã thực sự tác động đến nhửng khách hàng trẻ có ước mơ sở hữu xe hơi. Nhờ đó, Honda Motor Company là nhà sản xuất ô tô đứng thứ ba trên thế giới.
“Make.believe” tượng trưng cho tinh thần của thương hiệu Sony. Đây là một thông điệp mới của Sony được chính thức ra mắt truyền thông vào năm 2009. Nó đại diện cho sức mạnh sáng tạo, khả năng biến ý tưởng thành hiện thực và niềm tin rằng bất cứ thứ gì chúng ta có thể tưởng tượng, chúng ta đều có thể biến thành hiện thực.
Sony nhấn mạnh tầm quan trọng của giới hạn giữa "make" và "believe", nói rằng đó là "nơi trí tưởng tượng và thực tế va chạm". Ngăn cách giữa hai từ là dấu chấm (.) thể hiện sự kết nối ý tưởng với hiện thực, vừa là nơi giao thoa giữa cảm hứng sáng tạo và thực tế. Thông điệp này xuyên suốt mọi lĩnh vực kinh doanh từ điện tử, trò chơi, phim truyện, âm nhạc, di động.
Chỉ với 2 từ đơn giản, nhưng slogan của Sony mang thông điệp ý nghĩa lớn lao, làm thành động lực thúc đẩy hãng ra mắt những sản phẩm công nghệ có tính giải trí, sáng tạo cao.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay muốn ghi lại dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng thường có slogan rất độc đáo, hay đẳng cấp họ đã tổ chức các chiến dịch quảng cáo liên tục dài hạn khiến cho cộng đồng nhớ đến. Và dưới đây là một số slogan quen thuộc:
Slogan này của Omo đã quá quen thuộc với tuổi thơ người Việt. Từ cuối năm 2005, Omo đã có một bước chuyển mình mới với chiến lược marketing hướng về cộng đồng. Omo thực sự định vị dựa trên việc khai thác sự trải nghiệm và phát triển của trẻ em. Tất cả mọi hoạt động của Omo đều hướng đến mục tiêu định vị này. Với mục tiêu để trẻ em thỏa sức chơi đùa không ngại vết bẩn nên câu khẩu hiệu này đã ra đời.
Lưu ý rằng không nên vội vàng bỏ đi một ý tưởng nào cả, đó có thể sẽ là tinh hoa cho ý tưởng cuối cùng của bạn thì sao? Cứ đưa ra càng nhiều mẫu slogan càng tốt, sau đó tổng hợp chúng lại và bạn sẽ tìm thấy được điểm chung nổi bật nào đó trong toàn bộ tổng thể mình có được.
Hãy làm việc cùng nhau, trong một nhóm sẽ có nhiều luồng ý kiến để bạn trở nên thông thái và sáng suốt khi tổng hợp ý tưởng của mình.
Để tránh việc “đạo nhái, ăn cắp” thiết kế xảy ra, bạn nên thông qua thị trường và khảo sát những slogan xung quanh của doanh nghiệp đi trước.Việc nắm bắt thị hiếu và mẫu bên ngoài thị trường để không dẫn đến việc trùng lặp ý tưởng một cách đáng tiếc và chọn được một ý tưởng độc đáo nhất cho riêng mình.
Chúng ta không còn lạ gì với những từ nổi tiếng như: “Just do it” của thương hiệu Nike; “Think different” của hãng Apple,.. Điểm chung giữa chúng là ngắn gọn và đáng nhớ. Chính sự khác biệt đó đã làm cho những slogan trên thành công vượt bậc so với đối thủ.
Nếu slogan của Nike truyền cảm hứng về sức trẻ, hành động và năng lượng thể thao khỏe khắn, vượt chướng ngại vật. Thì slogan “Think different” lại truyền được cảm giác tích cực cho người tiêu dùng về tầm nhìn xuyên suốt lịch sử phát triển của Apple, và định hướng cho sứ mệnh giá trị trong tương lai.
Ngoài ra, bạn cần ghi nhớ về số lượng từ, độ dài câu, vần và nhịp, thậm chí là cả sự hài hước để tạo nên vẻ trẻ trung, tràn đầy năng lượng.
(Tan ra trong miệng bạn, không phải trong tay bạn)
Đây là một thương hiệu không cần nhiều thời gian để khẳng định sự khác biệt của họ. Thường socola để lâu sẽ bị tan chảy, nhưng M&M đã làm được điều khiến cho khuyết điểm của socola biến mất.
Ví dụ cụ thể này nêu bật tầm quan trọng của việc tìm ra thứ gì đó làm cho thương hiệu của bạn khác biệt với những thương hiệu khác - trong trường hợp này là lớp vỏ cứng giúp sô cô la không tan chảy trong túi quần.
10. BMW: “The Ultimate Driving Machine” (Cỗ máy tối thượng)
'The Ultimate Driving Machine” là chiến dịch truyền thông của những năm 70 thế kỷ trước. Slogan này chính thức được tung ra từ năm 1973 và trở thành một tiếng vang lớn, một phần tất yếu của hình ảnh thương hiệu BMW.
Slogan này cộng hưởng với lối suy nghĩ của giới trẻ Mỹ - những người được sinh ra ngay sau Thế chiến thứ 2, đang độ tuổi muốn khẳng định bản thân và khao khát sở hữu một chiếc xe phản ánh đúng cá tính của họ. Với những người trẻ tuổi thì những chiếc Buick đã quá già cỗi, tốn xăng và chẳng có chút thú vị nào. Và dĩ nhiên, những con người trẻ này tìm kiếm những lựa chọn khác nhỏ gọn, tiết kiệm xăng và cá tính hơn như BMW.
'The Ultimate Driving Machine” thành công tới nỗi nó làm lu mờ những slogan sau này của BMW. Thành công của nó là nhờ vào việc phản ánh được những gì người tiêu dùng nên mong đợi ở sản phẩm của họ.
Xuất hiện vào năm 1988, “Just do it” là chiến dịch đưa Nike đến khắp nơi trên thế giới và cũng là câu slogan có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Câu nói này lấy cảm hứng từ câu nói trước khi chết về một kẻ sát nhân hàng loạt Gary Gilmore.
Tuy nhiên, chiến dịch “Just do it” của Nike với thông điệp ý nghĩa hơn thế. Đây là một câu nói truyền cảm hứng, giúp mọi người vực dậy tinh thần, khuyến khích họ hãy đứng lên làm điều mình thích, chẳng cần phải e ngại gì cả vì “Cứ làm thôi”.
Slogan này đem lại cho người tiêu dùng cảm giác họ có thể làm được tất cả mọi thứ nếu sử dụng các sản phẩm của Nike.
Từ bao lâu nay, ngân hàng và doanh nghiệp luôn là mối quan hệ cộng sinh. Ngân hàng chỉ thành công khi khách hàng của mình thành công. Hiểu rõ điều đó, Sacombank đã cho ra đời khẩu hiệu này, cũng với những ưu đãi về giá, phí dành cho khách hàng doanh nghiệp, giúp khách hàng tận dụng mọi cơ hội kinh doanh.
Đây là một thông điệp không mới, đã được Vinamilk triển khai từ năm 2008, gắn liền với các hoạt động của Vinamilk nhằm nâng cao thể chất trẻ em Việt. Tuy nhiên, “Vươn cao Việt Nam” còn mang thêm tầng nghĩa sâu hơn, thể hiện tầm vóc của Vinamilk gắn liền với tầm vóc quốc gia, sự phát triển của Vinamilk đi liền với sự phát triển của đất nước.
Qua thông điệp này, Vinamilk thực sự mong muốn mang lại là những bài học về đạo đức và tinh thần sẵn sàng vươn xa, theo đuổi ước mơ của mỗi cá nhân và không quên đóng góp sức trẻ cho xã hội.
Không chỉ tạo ra được sự khác biệt với đối thủ và cạnh tranh công bằng trên thị trường, câu slogan hay cũng sẽ đưa thương hiệu đi xa hơn. Một thành công mang được trọn vẹn sứ mệnh, nhiệm vụ trong chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Sau đây là một vài câu slogan mà bạn đã thấy quen thuộc khắp mọi nơi trên thế giới.
Năm 2004, Dove đưa ra chiến dịch Real Beauty và đặt ra slogan cùng tên. Chiến dịch này của Dove đã thành công vang dội vì đã đánh trung tâm lý của mọi phụ nữ trên toàn thế giới. Đây là nỗ lực của thương hiệu nhằm nâng cao nhận thức về cơ thể và sự chấp nhận của phụ nữ về những khuyết điểm trên cơ thể. Chiến dịch này mang ý nghĩa muốn giúp phụ nữ nâng niu bản thân mình hơn.