Thêm bài hát vào playlist thành công
Thêm bài hát vào playlist thành công
TP Vĩnh Long có hệ thống kinh, rạch tương đối dày đặc với trên 160 tuyến, dài hơn 120.000m, phần lớn lấy và thoát nước về hướng sông Tiền, sông Cổ Chiên.
Tuy nhiên hiện tại nguồn nước trong hệ thống này, nhất là ở vùng lõi của thành phố phần lớn bị ô nhiễm do nước thải, nước mưa từ các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu dân cư… không được xử lý. Nhiều kinh, rạch bị lấp, bị lấn, bị chặn dòng, bị bồi lắng do quá trình đô thị hóa nhanh và kiểm soát không chặt chẽ.
Công trình cải tạo rạch Cầu Lầu, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Hiện nay, trừ các sông, rạch lớn và kinh, rạch nằm ngoài vùng đê bao ở các phường ngoại thành còn dẫn nước tốt, bị ô nhiễm không nhiều, còn vai trò tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp (như sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Long Hồ, rạch Cái Cá, Cái Cam, Cái Đôi, Cái Đôi Lớn, Cái Da Lớn); còn các kinh, rạch nhỏ còn lại (nhất là vùng nội thành) nhìn chung năng lực dẫn nước kém, bị ô nhiễm, phần lớn chỉ để thoát nước thải là chính.
Một hạn chế nữa của hệ thống kinh, rạch ở thành phố trữ nước kém do đa số là kinh hở, nước trong kinh lên xuống theo thủy triều và do liên thông với các kinh, rạch khác của huyện Long Hồ, với tỉnh Đồng Tháp nên khó kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.
Lồng ghép vào thực hiện nhiệm vụ của các chương trình, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn phát triển đô thị và các chương trình, kế hoạch, dự án của tỉnh, của Trung ương đầu tư, những năm qua, chính quyền và ngành chức năng của TP Vĩnh Long đã có nhiều nỗ lực đầu tư cải tạo hệ thống kinh, rạch.
Nhiều sông, rạch lớn được đầu tư kè chống sạt lở kết hợp chống ngập do triều cường, ứng phó biến đổi khí hậu và chỉnh trang đô thị. Phần lớn các kinh, rạch nội vùng đều được nạo vét, đắp đê bao ngăn lũ, triều cường phục vụ sản xuất nông nghiệp, kết hợp làm đường liên khóm để phát triển đô thị.
Khởi đầu là công trình kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên (đoạn Phường 1, từ vàm Cái Cá đến vàm sông Long Hồ) xây dựng năm 1997 dài trên 650m, đến nay các tuyến sông, rạch lớn trong thành phố đã được xây dựng kè bảo vệ mái bờ với tổng chiều dài hơn 2.000m.
Trong đó, nổi bật nhất là tuyến kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên từ chân cầu Mỹ Thuận đến vàm rạch Cái Sơn Bé (đi qua các phường: Trường An, Tân Ngãi, 9 và 5) dài gần 12km.
Năm 2021 là năm thành phố được đầu tư lớn về thủy lợi nội đồng, nạo vét, đắp bờ bao 13 tuyến kinh, rạch nhỏ với tổng chiều dài hơn 11.000m và vốn đầu tư hơn 8 tỷ đồng từ các nguồn vốn do tỉnh, thành phố đầu tư, cải thiện đáng kể năng lực dẫn nước tưới, tiêu và môi trường của những dòng kinh, rạch ở vùng ngoại thành và một số vùng nội thành.
Cùng năm đó, có 2 dự án lớn, đầu tư từ vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) được khởi động trên địa bàn thành phố, đó là Dự án Mở rộng, nâng cấp đô thị Việt Nam- Tiểu dự án TP Vĩnh Long (tổng vốn đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng) và Dự án Phát triển đô thị và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu TP Vĩnh Long (có tổng mức đầu tư là 202,2 triệu USD, tương đương 4.731,5 tỷ đồng).
Một trong những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của các dự án này là tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm hướng tới kiểm soát tình trạng ngập, vệ sinh môi trường khu vực đô thị, bao gồm xây dựng kè, đường giao thông và cống ngăn triều, cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước,… cải tạo những dòng kinh thành những “công viên nước” trong lòng thành phố theo đề xuất của các chuyên gia WB, cũng như đầu tư vào kết cấu hạ tầng xanh để phát triển thành đô thị bền vững trong tương lai.
Từ năm 2022, công trình cải tạo Kinh Cụt và rạch Cầu Lầu (Phường 1, 3 và 4) dài gần 1.500m thuộc Dự án Mở rộng, nâng cấp đô thị Việt Nam- Tiểu dự án TP Vĩnh Long được Ban Quản lý Dự án ODA tỉnh Vĩnh Long (chủ đầu tư) tổ chức thi công kè, cống thoát nước dọc 2 bờ kinh, tiến đến nạo vét lòng kinh đủ cao trình dẫn nước. Đây là 2 công trình giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước tồn tại trong nhiều năm qua.
Ngày 7/6/2022, Ban Quản lý Dự án ODA tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khởi động Dự án Phát triển đô thị và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu TP Vĩnh Long.
Theo dự án đầu tư, bên cạnh sẽ xây dựng kè sông Long Hồ (từ cầu Thiềng Đức đến cầu Chợ Cua), dự án còn thực hiện nạo vét, cải tạo 18 tuyến kinh, rạch thoát nước chính; xây dựng 8 cống ngăn triều tại các đầu kinh, rạch nối với các sông, rạch lớn…
Rạch Cái Cá được xây kè bảo vệ góp phần chỉnh trang khu vực phường 1 và 2, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi (kè, kinh, cống) cùng với hệ thống cống thoát nước mưa, khu thu gom, xử lý nước thải và tổ chức quản lý tốt nguồn rác thải là một trong những yếu tố quan trọng và là động lực thúc đẩy cải thiện cảnh quan môi trường nói chung, hệ thống kinh, rạch ở TP Vĩnh Long nói riêng trong tương lai, góp phần giúp thành phố hoàn thiện các tiêu chuẩn chưa đạt của đô thị loại II vào năm 2025 và trở thành đô thị loại I sau năm 2030.
Thêm bài hát vào playlist thành công
Sông Hương như một kiệt tác nghệ thuật mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho đô thị Huế. Dòng sông ấy không chỉ là trục xương sống kết nối các bộ phận cấu thành di sản Huế mà còn là nhân chứng lịch sử trong suốt dặm dài hình thành, phát triển.
Dòng sông ấy vẫn chảy, hòa mình giữa thiên nhiên vùng đất Cố đô chẳng khác gì "yếu tố trữ tình của một bài thơ đô thị".
Hợp lưu từ hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch ngay ngã ba Bằng Lãng, sông Hương với chiều dài khoảng 30km cứ thế uốn lượn mềm mại qua các đền đài lăng tẩm, những làng mạc bình yên, trù phú.
Sông Hương cũng chính là minh đường (nơi tụ hợp sinh khí) trong yếu tố phong thủy chủ đạo của kinh đô Huế trước khi xuôi ra biển lớn. Quá trình phát triển đô thị, dưới Triều Nguyễn, hầu hết các công trình kiến trúc đồ sộ, từ kinh thành cho đến các cung điện, phủ đệ, lăng tẩm của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam đều nằm kề bên sông Hương.
Sông Hương đã được giữ gìn như là yếu tố minh đường của kinh thành Huế. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, dưới thời thuộc Pháp, nhiều công trình kiến trúc dọc bờ Nam sông Hương xuất hiện. Điều đặc biệt, quá trình đô thị hóa, sông Hương đến nay vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên thơ mộng với cảnh quan đôi bờ nhiều cây xanh, thảm cỏ, tạo nên bức tranh kiến trúc cổ kính, hài hòa, thân thiện môi trường cho đô thị Huế.
Ngày 25/11/1981, nguyên Tổng giám đốc UNESCO Amadou Mahtar M Bow đã có lời kêu gọi "cứu vãn Huế". Trong lời kêu gọi ấy, có đoạn: "Nằm giữa miền Trung Việt Nam, Huế trong một thời gian dài là kinh đô lịch sử. Có sông Hương ru vỗ du dương, bao bọc bởi những đồi cây xanh tốt, trang trí thêm bằng những vườn tược xum xuê, có những dòng kênh bao quanh như chạm khắc, thêu ren, TP Huế là một kiệt tác về kiến trúc đô thị".
Theo giới nghiên cứu, chuyên gia quy hoạch đô thị, Huế là đô thị di sản và đô thị sinh thái đặc sắc duy nhất của Việt Nam. Và sông Hương có vai trò chủ đạo, mang sứ mệnh cấu thành, một phần cơ thể hết sức đặc biệt của đô thị di sản ấy.
GS.TS. KTS Hoàng Đạo Kính - nguyên Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam khi nhắc đến dòng Hương Giang đã nói rằng đó là bằng chứng của sự đồng nhất, tạo ra giá trị nổi trội giữa thiên nhiên và đô thị.
Theo ông Kính, sông Hương là con sông duy nhất và ít khi thấy trên thế giới khi chảy qua đô thị Kinh đô mà không bị áp đặt, biến thành đại lộ nước.
Thú vị hơn, con sông này chảy êm ái, khoan thai và không hề bị gò bó. Trong khi đó, PGS.TS Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) nhận định, cảnh quan sinh thái đôi bờ sông Hương từ thượng nguồn đến cửa biển Thuận An có vai trò là "trục tâm linh" và "trục quy hoạch" trong quá khứ đến hiện tại và cả tương lai.
Vì thế, trong kế hoạch quản lý khu di sản thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế, cần hết sức quan tâm và có sự thận trọng cần thiết trong thái độ ứng xử với môi trường thiên nhiên, đặc biệt là sông Hương và cảnh quan đôi bờ. Tháng 3/2021, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 2 bên bờ sông Hương để bảo tồn, phát triển.
Theo quy hoạch có không gian, kiến trúc cảnh quan với diện tích khoảng 855ha, trong đó có hơn 500ha mặt nước. Có 5 cụm trung tâm, bao gồm khu vực trung tâm TP Huế và 4 khu vực phụ trợ gồm Phường Đúc, Thủy Biều, Vọng Cảnh, Tiên Nộn.
Ngoài ra, còn có các khu vực chức năng như khu văn hóa du lịch, hỗ trợ cư trú. Với hệ thống giao thông đô thị theo mối liên quan với tuyến dịch vụ du lịch chủ yếu và khu vực lân cận.
Đặc biệt, hệ thống giao thông công cộng được đẩy mạnh giao thông đường thủy trên sông Hương và phương tiện giao thông mới.
Không những là một dòng sông lịch sử, sông Hương còn là không gian văn hóa lễ hội với rất nhiều lễ hội lớn nhỏ được tổ chức và là dòng sông có tiềm năng khai thác du lịch vô cùng lớn. Có thể kể đến với các lễ hội đua ghe, đua trải vào các dịp lễ tết, lễ hội điện Hòn Chén ở phía thượng nguồn vào tháng Ba và tháng Bảy âm lịch, lễ hội hoa đăng của Phật giáo.
Nhiều lễ hội đặc sắc khác vào các dịp Festival Huế cũng lấy sông Hương làm sân khấu đã đem đến cho du khách nhiều cảm xúc đặc biệt.
Hệ thống không gian xanh chú trọng mang tính liên tục và tăng cường khả năng tiếp cận với tuyến phố đi bộ.
Ngoài ra, sẽ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phân theo 3 vùng: Vùng thượng lưu từ đồi Vọng Cảnh đến cồn Dã Viên được bảo tồn cảnh quan và quản lý tài nguyên văn hóa lịch sử; Vùng trung tâm đô thị từ cồn Dã Viên đến cồn Hến là trung tâm du lịch văn hóa và các không gian mở; Vùng hạ lưu từ cồn Hến đến phố cổ Bao Vinh bảo tồn và khai thác cảnh quan tự nhiên sinh thái.