Thực Trạng Trợ Cấp Xuất Khẩu Ở Việt Nam

Thực Trạng Trợ Cấp Xuất Khẩu Ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có hơn 5.400 làng nghề và làng nghề truyền thống với nhiều mô hình sản phẩm khác nhau, ví dụ như: mây tre đan, gốm sứ, thêu dệt, đúc đồng, trạm khắc gỗ, trang sức, đá quý. Doanh thu của các làng nghề này rơi vào khoảng 75 nghìn tỷ đồng.

Hiện nay, Việt Nam có hơn 5.400 làng nghề và làng nghề truyền thống với nhiều mô hình sản phẩm khác nhau, ví dụ như: mây tre đan, gốm sứ, thêu dệt, đúc đồng, trạm khắc gỗ, trang sức, đá quý. Doanh thu của các làng nghề này rơi vào khoảng 75 nghìn tỷ đồng.

Tác động của trợ cấp xuất khẩu đến nền kinh tế

Trợ cấp xuất khẩu tác động đến nền kinh tế ở cả hai chiều tích cực và tiêu cực.

Dù luôn được nhìn nhận là biện pháp cạnh tranh không lành mạnh nhưng không thể phủ nhận một số tác động tích cực mà trợ cấp xuất khẩu mang lại, có thể kể đến như:

Không thể phủ nhận các tác động tích cực đối với nền kinh tế, tuy nhiên trợ cấp xuất khẩu bị cấm bởi WTO bởi các ảnh hưởng tiêu cực mà nó mang đến cho nền kinh tế và thường được nhìn nhận dưới dạng bảo hộ thương mại cực đoan.

Các tác động của trợ cấp xuất khẩu đến nền kinh tế của nước thực hiện trợ cấp có thể kể đến:

Không chỉ tác động đến nền kinh tế trong nước, trợ cấp xuất khẩu còn có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế, tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh, giảm tính cạnh tranh. Bởi vậy mà WTO đã cấm các biện pháp này đối với các quốc gia thành viên.

Trợ cấp xuất khẩu có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường

Việt Nam có được trợ cấp xuất khẩu nữa không sau khi tham gia vào WTO?

Việt Nam chính thức gia nhập WTO từ năm 2006, là thành viên của WTO Việt Nam phải tuân thủ các quy tắc hoạt động, trong đó có Hiệp định SCM.

Theo đó, Việt Nam đã cam kết xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu một cách toàn diện:

Tuy việc loại bỏ các biện pháp trợ cấp xuất khẩu tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh, sản xuất của một số doanh nghiệp nhưng Việt Nam vẫn tuân thủ hết sức nghiêm túc các quy định của WTO.

Hiện nay, các vấn đề về trợ cấp xuất khẩu đối với hàng hóa nước ngoài đã được hệ thống thành các quy định pháp luật trong các văn bản cụ thể sau:

Ngoài việc quản lý các hoạt động liên quan đến trợ cấp xuất khẩu theo đúng yêu cầu của WTO và các Hiệp định, Công ước mà Việt Nam là thành viên, Việt Nam cũng đồng thời xây dựng nhiều chính sách để ứng phó kịp thời với các tác động từ trợ cấp xuất khẩu của các quốc gia khác.

Trợ cấp xuất khẩu là một trong những biện pháp bị cấm ở hầu hết các quốc gia, do những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến nền kinh tế trong nước và cả quan hệ thương mại quốc tế.

Đẩy mạnh chế biến thủy sản xuất khẩu (Ảnh: Internet)(ĐCSVN) - Việt Nam đứng thứ 6 về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới và thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản (sau Trung Quốc và Ấn Độ) với kim ngạch xuất khẩu 4,25 tỷ USD năm 2009. Do khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho thị trường nhập khẩu thuỷ sản Mỹ và EU bất ổn, nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã chuyển hướng sang thị trường có mức độ ổn định cao hơn - thị trường Nhật Bản.

Đẩy mạnh chế biến thủy sản xuất khẩu (Ảnh: Internet)

Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản

Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới có kim ngạch nhập khẩu trung bình 15 tỷ USD/năm. Với dân số hơn 120 triệu người (2009), GDP đạt trên 5000 tỉ USD (khoảng 473.000 tỷ yên), bình quân đầu người xấp xỉ 40.000USD/năm, Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu thuỷ sản tiềm năng của Việt Nam.

Việt Nam luôn nằm trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Nhật Bản với kim ngạch đạt gần 800 triệu USD trong năm 2009. Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản bao gồm chủ yếu tôm và các loại cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc, ghẹ. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trung bình hàng năm sang Nhật Bản đạt bình quân 5,4% (2004-2009). Với đà tăng trưởng này, dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản sẽ đạt 1.083 triệu USD vào năm 2015.

Năm 2009, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản chiếm 17,8% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, đạt 757.92 triệu tấn. Năm 2010, Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau EU) với kim ngạch xuất khẩu đạt 549 triệu USD (tăng 18,9%) trong 8 tháng đầu năm 2010.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, song chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ giá trị nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản. So với tiềm năng sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tỷ lệ thị phần nhỏ như vậy chưa thể hiện đúng vị thế của Việt Nam và chưa cân xứng với quan hệ thương mại truyền thống giữa 2 nước.

Cơ cấu xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản

Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2010 bao gồm cá các loại đạt 27,2 nghìn tấn với trị giá là 90,5 triệu USD, tăng 81,6%; tôm đạt 26,3 nghìn tấn với trị giá gần 256 triệu USD, tăng 20%; mực và bạch tuộc đạt 7,47 nghìn tấn, trị giá gần 46 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2009. Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiều nhất nhuyễn thể chế biến của Việt Nam.

* Nhóm sản phẩm tôm (chủ yếu là tôm đông lạnh): là nhóm sản phẩm quan trọng nhất trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản (chiếm 29,76% giá trị xuất khẩu) với doanh thu hàng năm đạt 400 triệu USD. Mặc dù Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm số 1 cho Nhật Bản, tuy nhiên cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp khác ngày càng gia tăng, đặc biệt là từ Thái Lan làm cho xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Nhật Bản giảm. Trong khi nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam giảm 11%, thì nhập khẩu tôm từ Thái Lan vào Nhật Bản lại tăng 28,7% trong 9 tháng đầu năm 2009.

Theo số liệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt kim ngạch 413 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2010 (chiếm 28,9%), đứng trong top ba nước xuất khấu lớn nhất mặt hàng tôm sang Nhật Bản (sau Inđônêsia và Thái Lan). Do năng suất và chất lượng nuôi tôm của Việt Nam chưa cao làm cho chi phí, giá thành tôm xuất khẩu đắt, khả năng cạnh tranh kém. Thêm vào đó, trình độ và kinh nghiệm marketing, quảng bá và tiếp thị trên thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nguồn lực đầu tư cho việc mở rộng thị trường còn hạn chế làm giảm sản lượng tôm xuất khẩu sang Nhật Bản.

* Nhóm sản phẩm mực (mực ống, mực nang), bạch tuộc được đánh giá cao trên thị trường Nhật Bản nên lượng tiêu dùng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, do sản phẩm mực, bạch tuộc được đánh bắt tự nhiên nên sản lượng và giá thành không ổn định vì vậy thời gian tới khả năng tăng trưởng của mặt hàng này bị hạn chế.

* Nhóm sản phẩm cá (cá ngừ tươi, cá tra, cá basa, cá đông lạnh) được thị trường Nhật Bản đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên cũng giống như mặt hàng mực, bạch tuộc được đánh bắt tự nhiên nên khả năng tăng trưởng của sản phẩm cá ngừ cũng bị hạn chế. Việt Nam đã chủ động tìm nguồn nguyên liệu cá hồi thay thế. Xuất khẩu cá hồi sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt gần 60 triệu USD.

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2009 sẽ giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Nhật Bản, đặc biệt là sản phẩm thủy sản. Theo Hiệp định, sẽ có ít nhất 86% hàng nông - lâm – thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, trong đó mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức thuế nhập khẩu. Sản phẩm thủy hải sản chủ yếu xuất sang thị trường Nhật Bản bao gồm các loại cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc, ghẹ.

Mức thuế mà Nhật Bản áp dụng đối với thủy sản Việt Nam được chia ra thành 3 nhóm: Nhóm 1: là nhóm mặt hàng được hưởng thuế 0% (gồm 64/330 mặt hàng) ngay khi Hiệp định có hiệu lực (chiếm tới 71% xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản). Trong đó, tôm là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Ngoài ra, có 28 mặt hàng (chiếm 71% kim ngạch xuất khẩu) đã có thuế ưu đãi từ trước khi ký Hiệp định; Nhóm 2: là nhóm các mặt hàng có lộ trình giảm thuế trong 3 năm, với 8 dòng thuế phổ biến ở mức 3,5 - 7,2%; Nhóm 3: sẽ có lộ trình giảm thuế trong 5-10 năm tiếp theo.

So với các thị trường xuất khẩu thủy sản khác như Indonesia, Malaysia..., thủy sản Việt Nam vẫn yếu thế hơn vì những nước này đã ký hợp tác song phương từ trước với Nhật Bản. Việt Nam ký Hiệp định sau nên lộ trình giảm thuế sẽ bị chậm hơn. Ví dụ, cá đông lạnh xuất khẩu của Malaysia vào Nhật Bản hiện ở mức thuế 0 – 0,6%, trong khi Việt Nam chịu thuế từ 0 - 2,9%. Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản của các nước láng giềng đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi khiến sản phẩm thủy sản của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh hơn. Kể từ tháng 4/2010, xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 3,2% (tiếp đó giảm xuống còn 1,6% kể từ tháng 4/2011; giảm xuống còn 0% từ tháng 4/2012). Mức thuế tương tự được giảm theo lộ trình đối với Philippines là 3,6% giảm xuống còn 2,4% từ tháng 4/2011 ở mức 0% từ tháng 4/2013. Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế cao hơn 40% so với các nước này, tương đương 7,2% sang thị trường Nhật Bản.

Để tăng cường xuất khẩu vào Nhật Bản, cần tiếp tục đa dạng hoá và phát triển các mặt hàng thủy sản mới xuất khẩu sang Nhật Bản như cá hồi, cua huỳnh đế, các sản phẩm tinh chế từ tôm như tôm sushi, cá ngừ sushi và các sản phẩm phối chế khác nhằm nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng của hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản. Để thâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật Bản phải có một chiến lược với tầm nhìn sâu rộng thông qua nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, đầy đủ và tạo được hình ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm xuất khẩu.