Tình Hình Xuất Khẩu Dệt May 2021

Tình Hình Xuất Khẩu Dệt May 2021

Theo Bộ Công Thương, ngành dệt may trong quý 1/2021 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước. Dù dịch bệnh vẫn còn, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay các doanh nghiệp đã tìm được hướng đi phù hợp, thị trường dệt may, da giày thế giới đã dần sôi động trở lại. Tuy số lượng và đơn giá sản phẩm chưa trở lại bằng ngưỡng năm 2019, nhưng tín hiệu thị trường đã dần hồi phục.

Theo Bộ Công Thương, ngành dệt may trong quý 1/2021 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước. Dù dịch bệnh vẫn còn, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay các doanh nghiệp đã tìm được hướng đi phù hợp, thị trường dệt may, da giày thế giới đã dần sôi động trở lại. Tuy số lượng và đơn giá sản phẩm chưa trở lại bằng ngưỡng năm 2019, nhưng tín hiệu thị trường đã dần hồi phục.

Một số điều chỉnh chính sách trong năm 2021

Từ ngày 30 tháng 6 năm 2021, tất cả hàng hóa là thực phẩm phải được nhập khẩu bởi một nhà nhập khẩu đã đăng ký với Bộ Các ngành cơ bản (MPI) của New Zealand. Các nhà nhập khẩu chưa đăng ký sẽ không thể nhập khẩu vào New Zealand cho đến khi có được chứng nhận đăng ký nhà nhập khẩuNgoài ra, ngày 17 tháng 12 năm 2021, MPI ban hành bộ tiêu chuẩn về sức khỏe nhập khẩu đối với hàng nông sản nhập khẩu vào New Zealand có hiệu lực từ này 10 tháng 01 năm 2022, những quy định chi tiết về lấy mẫu, kiểm tra trước khi xuất khẩu, bao bì, giấy chứng nhận, v.v để được thông quan cho trái cây tươi và rau quả nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người tiêu dùng.

Ngành dịch vụ logistics đóng góp không nhỏ trong việc đạt được các kết quả quan trong xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn cố gắng duy trì được chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp logistics đã phối hợp, chia sẻ với các doanh nghiệp sản xuất tìm ra các giải pháp, chiến lược tối ưu trong hoạt động logistics, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển.Hiện nay, nhiều cơ sở hạ tầng, trung tâm logistics hiện đại, dịch vụ vận tải, kho bãi, và giao nhận cũng đã được đầu tư, xây dựng, áp dụng những công nghệ tiên tiến, góp phần vào việc tháo gỡ, vận chuyển và lưu thông hàng hóa được thông suốt. Với vị trí địa lý đặc biệt, nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu rất mạnh, Việt Nam được đánh giá là có thế mạnh về địa kinh tế rất thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, xuất nhập khẩu và dịch vụ logistics.Chi tiết Báo cáo xuất nhập khẩu 2021.

Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đang trên đà phục hồi, khi sức mua tăng kéo theo nhu cầu đặt hàng từ các đối tác. Mặc dù vậy, đơn giá vẫn chưa được cải thiện, thị trường tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động.

Với lượng đơn hàng tương đối dồi dào, các doanh nghiệp đang triển khai đàm phán, ký hợp đồng cho năm 2025. Để gia tăng hiệu quả, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn nguồn lực, đẩy mạnh sản xuất,…

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu cho biết, thị trường xuất khẩu ngành may những tháng qua có sự phục hồi do chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc, Bangladesh, Myanmar sang Việt Nam. Tồn kho tại các thị trường chủ lực như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản có xu hướng giảm dần, sức mua tăng giúp phục hồi nhu cầu đặt hàng từ các đối tác. Đơn hàng may mặc trong quý IV/2024 và quý I/2025 tiếp tục dồi dào, tuy nhiên đơn giá chưa được cải thiện.

Trong dài hạn, khi chính sách cắt giảm lãi suất tại các thị trường lớn phát huy tác dụng, tạo việc làm ổn định, tăng sức mua sẽ kéo theo đơn giá được cải thiện. Với ngành sợi, giá bông nguyên liệu bị tác động nhiều bởi yếu tố đầu cơ và logistics cho nên rất khó đoán định. Dự kiến quý IV/2024, nhu cầu sợi nhìn chung vẫn chưa có khả năng phục hồi mạnh, bên cạnh đó, giá cước vận chuyển tăng, cạnh tranh gay gắt với sợi Trung Quốc,… sẽ khiến hiệu quả ngành sợi không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.

Trong bối cảnh thị trường thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, giá xăng dầu, cước vận tải biến động mạnh, kinh tế thương mại phục hồi chậm nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá. Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ cán đích 44 tỷ USD theo mục tiêu đề ra, tăng 11,26% so với năm 2023. Trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 16,71 tỷ USD, tăng 12,33%; Nhật Bản đạt 4,57 tỷ USD, tăng 6,18% so với năm 2023,… Bên cạnh tín hiệu tích cực của thị trường, Vitas cũng cho rằng, doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt tâm thế sẵn sàng với mọi thách thức, xác định phải nhận diện rõ những khó khăn, bất lợi để chủ động tập trung cải thiện, bảo đảm phát huy lợi thế, hạn chế những điểm yếu. Như vậy, dù diễn biến thị trường ra sao, doanh nghiệp vẫn chủ động, điều hành sản xuất, kinh doanh một cách uyển chuyển và bền vững.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dệt may-Đầu tư-Thương mại Thành Công Trần Như Tùng khẳng định: Đến thời điểm hiện tại, tổng doanh thu của đơn vị đạt mức tăng trưởng theo kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 136% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu dệt may đến từ ba mảng chính đó là sản phẩm may chiếm 75%, vải 15% và sợi chiếm 8%. Hiện đơn vị đã nhận khoảng 90% kế hoạch doanh thu đơn hàng năm 2024.

“Theo dự báo tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam khả quan vào những tháng cuối năm do thời điểm của mùa lễ hội cho nên kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty sẽ sớm hoàn thành. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, đơn vị đang đẩy mạnh nhóm sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm tái chế và có giá trị cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng các thị trường còn nhiều dư địa, tìm kiếm thị trường mới, đồng thời đẩy mạnh thị trường nội địa nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh”, ông Tùng nhấn mạnh.

Cắt mẫu sản phẩm tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tới các thị trường, đặc biệt các thị trường là đối tác thương mại lớn đều có sự phục hồi tốt và đạt mức tăng trưởng cao ở mức hai con số. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, tiếp đến là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu tiếp tục được Bộ Công thương chỉ đạo các thương vụ tại các nước hoạt động tích cực, kết hợp khai thác các thị trường truyền thống với mở rộng các thị trường mới như châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á,...

Dự kiến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thế giới cuối năm gia tăng sẽ tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tăng đơn hàng, thúc đẩy sản xuất. Bộ Công thương sẽ tiếp tục hỗ trợ ngành hàng, doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu đối với các thị trường trọng điểm, tận dụng ưu đãi do các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP),… Đánh giá hiệu quả các FTA mang lại, Chủ tịch Vitas Vũ Đức Giang cho rằng, các FTA giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, khách hàng, qua đó đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của ngành. Đáng chú ý, CPTPP đã tạo ra cơ hội lớn cho dệt may Việt Nam tiếp cận các thị trường mới như Canada, Australia, New Zealand cũng như giúp doanh nghiệp thích ứng cách thức mua hàng của nhà nhập khẩu trong khối, tạo ra sự tăng trưởng rất rõ khi xuất khẩu sang các nước nội khối, nhất là châu Mỹ.

Bên cạnh áp lực cạnh tranh từ các đối thủ, hiện doanh nghiệp cũng đối diện nhiều thách thức trước các biến động của thị trường. Do văn hóa tiêu dùng toàn cầu thay đổi nhanh chóng, người tiêu dùng đòi hỏi các sản phẩm thiết kế phải đáp ứng được yêu cầu về phong cách, gu ăn mặc của mỗi nước, mỗi nền văn hóa khác nhau. Tiếp đến, sản phẩm may mặc phải có tính ứng dụng cao và bền vững, đáp ứng được yêu cầu về xanh hóa,… “Doanh nghiệp dệt may trong nước cần nâng cao hơn nữa năng lực, tay nghề, trình độ người lao động; linh hoạt trong sản xuất, chấp nhận các đơn hàng khó, có tính kỹ thuật phức tạp, thời gian sản xuất ngắn, giao hàng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng”, ông Giang nhấn mạnh.

Nhận định về những khó khăn thời gian tới, Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu cho rằng, mặc dù lượng đơn hàng dồi dào nhưng đơn giá thấp, chưa có sự cải thiện nhiều; nhu cầu sợi chưa có khả năng phục hồi mạnh, bên cạnh giá cước vận chuyển, chi phí sản xuất tăng,… sẽ tạo áp lực không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trước những yêu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm khó, sản phẩm khác biệt ngày càng tăng nên doanh nghiệp phải kiên định mục tiêu tham gia vào chuỗi cung ứng với vị thế vững chắc, là đối tác ưu tiên của các nhà sản xuất, phân phối lớn trên thế giới. Đồng thời thực hiện mục tiêu chiến lược một điểm đến cung ứng giải pháp trọn gói về dệt may và thời trang xanh cũng như kiên trì công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu mới của thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp cần hết sức thận trọng, quản trị chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra, tránh lệ thuộc vào sự may rủi của thị trường, qua đó duy trì mục tiêu tăng trưởng