Giá nhiều loại lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua giữ ổn định so với tuần trước. Cùng với đó, giá gạo Việt Nam xuất khẩu cũng không có sự biến động. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 8 tháng, gạo xuất khẩu đạt gần 3,85 tỷ USD, tăng 21,7%; sản lượng xuất khẩu đạt 6,16 triệu tấn, tăng 5,9%.
Giá nhiều loại lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua giữ ổn định so với tuần trước. Cùng với đó, giá gạo Việt Nam xuất khẩu cũng không có sự biến động. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 8 tháng, gạo xuất khẩu đạt gần 3,85 tỷ USD, tăng 21,7%; sản lượng xuất khẩu đạt 6,16 triệu tấn, tăng 5,9%.
Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo được quy định tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP. Theo đó:
Thương nhân được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Có ít nhất 1 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành (QCVN 01 – 133: 2013/BNNPTNT).
(2) Có ít nhất 1 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật thuộc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành (QCVN 01 – 134: 2013/BNNPTNT).
– Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo nêu trên có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản với thời hạn tối thiểu là 5 năm.
– Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
– Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng:
+ Không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh nêu trên
+ Được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận
+ Không phải thực hiện dự trữ lưu thông
+ Có trách nhiệm báo cáo Bộ Công thương theo quy định
– Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn.
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 197/2018/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo bao gồm:
(1) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 197/2018/NĐ-CP: 01 bản chính
(2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân
(3) Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất trong hai tháng do đồng baht mạnh lên, trong khi lũ lụt ở Bangladesh làm dấy lên lo ngại về nguồn cung. Gạo 5% tấm của Thái Lan được báo giá ở mức 580 USD/tấn, tăng từ mức 570 USD trong tuần trước, do đồng baht tăng giá.
Giá gạo ở Bangladesh vẫn ở mức cao và có thể tăng hơn nữa do tình hình lũ lụt được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và nguồn cung trên toàn quốc. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 540-545 USD/tấn, cũng không thay đổi so với tuần trước.
Về thị trường nông sản Mỹ, giá lúa mì trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) tăng trong phiên giao dịch ngày 30-8, qua đó khép lại tuần vừa qua với mức tăng cao nhất trong hơn 3 tháng do tâm lý lo ngại về sản lượng sụt giảm ở châu Âu. Trong khi đó, giá đậu tương tăng lên mức cao nhất trong 3 tuần và giá ngô tăng nhẹ khi nhu cầu đối với các loại ngũ cốc này đi lên.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Ngày 26-4, tại TP Cần Thơ, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I năm 2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo thời gian tới.
Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo trong năm 2022 - mức cao nhất trong 10 năm, nhưng ấn tượng hơn cả là trong một số thời điểm, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới.
Giá gạo xuất khẩu nhiều thời điểm cao nhất thế giới
Trong Báo cáo mới nhất gửi Chính phủ, Bộ Công thương cho biết, năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn, cao nhất 10 năm, đạt giá trị 3,45 tỷ USD, tăng 5,1% về kim ngạch. Giá xuất khẩu bình quân năm qua đạt 486 USD/tấn.
Trong nhiều tháng, từ tháng 8/2022 đến hết năm, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ở mức cao nhất thế giới, vượt gạo Thái Lan 15-27 USD/tấn và cao hơn gạo Ấn Độ 40-50 USD/tấn.
Đà tăng giá xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn duy trì trong 2 tháng đầu năm 2023, với mức bình quân gần 520 USD. Vì thế, sản lượng xuất khẩu dẫu giảm trên 20% trong tháng đầu năm, nhưng vẫn tăng xấp xỉ 7% về trị giá.
Đánh giá chung, Bộ Công thương cho hay, lượng lúa gạo đã được tiêu thụ hết cho người nông dân, nhờ đó đảm bảo lợi ích người trồng lúa có lãi, bình ổn giá thóc, gạo trong nước.
Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện tại là 463 USD/tấn (giá FOB), tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2022. Giá này tương đương gạo Thái Lan và cao hơn Ấn Độ, Pakistan 20-23 USD/tấn.Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)
Đối mặt với nhiều biến cố của thị trường lương thực thế giới, nhưng gạo Việt Nam đã vươn sâu vào các thị trường có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng như Nhật Bản, EU… và gạo thơm ST24, ST25 xuất khẩu đã có giá trên 1.000 USD/tấn, gấp hơn 2 lần giá xuất khẩu gạo trắng thông thường. Đây cũng là một năm khá thành công cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, khi có nhiều đơn hàng xuất khẩu từ các thị trường lớn.
Ngành sản xuất lúa gạo đang tiếp tục được điều chỉnh theo hướng giảm sản lượng, tăng chất lượng, với các chủng loại gạo cao cấp, gạo thơm, tập trung vào các yêu cầu cao của thị trường thế giới, như sản xuất xanh, giảm phát thải, giảm thuốc trừ sâu, tăng sử dụng phân bón hữu cơ…
Điều này lý giải một phần vì sao giá gạo Việt Nam luôn ở mức cao trong thời gian gần đây. Đặc biệt, giá một số loại gạo có thương hiệu nổi tiếng như ST24, ST25 đã tăng đột biến, lên trên 1.200 USD/tấn.
Đáng chú ý, năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu đã khai thác tốt thị trường EU và sử dụng hết lượng hạn ngạch 80.000 tấn mà EU dành cho Việt Nam theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), với mức thực hiện 94.510 tấn, cho thấy chất lượng gạo của Việt Nam ngày càng tăng và đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các thị trường khó tính và tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA). Đây cũng là lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp gia tăng sản lượng, chủng loại gạo chất lượng cao để tận dụng tối đa lợi thế.
Cũng trong năm 2022, Tập đoàn Lộc Trời xuất khẩu gạo mang thương hiệu Việt vào EU, từ đó đưa mức tăng trưởng tại thị trường này đạt hơn 200%. Từ cuối năm ngoái, Tập đoàn đã nhận được đơn đặt hàng lên đến 400.000 tấn gạo cho thị trường EU trong năm 2023.
Tiếp tục đa dạng hóa thị trường
Bộ Công thương dự báo, xuất khẩu gạo năm 2023 cơ bản vẫn thuận lợi (khoảng 6,5 - 7 triệu tấn), do sự quay trở lại của các thị trường như Indonesia, Bangladesh, Trung Quốc.
Ngay lúc này, tín hiệu mừng là các đơn hàng từ Trung Quốc và Philippines tăng mạnh. Mừng nhất là Trung Quốc, sau năm 2022 giảm nhập gạo từ Việt Nam, nay liên tục chốt đơn hàng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng qua, Trung Quốc nhập khẩu 152.640 tấn, tương đương 90 triệu USD, tăng 86% về lượng và tăng 120% kim ngạch.
Giá gạo xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc đứng đầu, với mức 589,7 USD/tấn (tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2022). Theo các doanh nghiệp, khách hàng Trung Quốc hiện nay chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm cao cấp như gạo thơm và gạo nếp, vốn là chủng loại gạo có giá cao.
Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP. Cần Thơ) chia sẻ, doanh nghiệp đã ký kết được đơn hàng 2.000 tấn xuất sang Trung Quốc và đang triển khai xuất khẩu theo yêu cầu của đối tác. Đồng thời, Trung An đang đàm phán tiếp lô hàng khoảng 20.000 tấn.
Philippines, thị trường nhập trên 3 triệu tấn gạo Việt Nam trong năm ngoái, vẫn trong đà tăng nhập khẩu gạo. Lượng tồn kho của nước này giảm do nhiều diện tích gieo trồng bị tàn phá bởi bão Noru, chi phí phân bón tăng cao. Dự báo, nước này phải nhập khẩu 2,8 triệu tấn trong niên vụ 2022-2023, nên cũng tạo thêm cơ hội cho gạo Việt tăng xuất khẩu.
Tại Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất, diện tích gieo trồng giảm 380.000 ha do hạn hán. Đây cũng là cơ hội cho các quốc gia có tên trên bản đồ xuất khẩu gạo như Việt Nam.
Tuy vậy, Bộ Công thương cũng nhìn nhận nhiều thách thức với xuất khẩu gạo năm nay, như các thương nhân còn hạn chế trong chiến lược đa dạng hóa thị trường; xuất khẩu phụ thuộc vào một số thị trường như Trung Quốc, Philippines; xuất khẩu chủng loại gạo chất lượng cao còn hạn chế.
Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), ông Phan Văn Chinh cho rằng, việc Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong năm 2023. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo vẫn còn những khó khăn tiềm ẩn liên quan đến giá cước vận tải biển cao, chi phí sản xuất lúa gạo cao...
Theo đó, ngành sản xuất lúa gạo cần nâng cao chất lượng gạo, đảm bảo các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc để tận dụng tối đa ưu đãi từ các FTA đang thực thi.
Đồng thời, các doanh nghiệp cần liên kết, đầu tư vùng nguyên liệu, sản xuất xanh để có thể tận dụng hết 80.000 tấn gạo sang EU theo cam kết trong EVFTA cùng các FTA với Vương quốc Anh và khai thác thị trường khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… để có ưu đãi thuế quan tốt nhất.
Kinh doanh xuất khẩu gạo là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Để có thể xuất khẩu gạo ra nước ngoài, thương nhân phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Các điều kiện đó là gì và trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu gạo ra sao, trong bài viết sau đây, Luật Thành Đô sẽ giúp các bạn trả lời các hỏi này.
– Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo