Top 10 Quốc Gia Đông Dân Nhất Trên Thế Giới

Top 10 Quốc Gia Đông Dân Nhất Trên Thế Giới

Năm 2024, Ấn Độ tiếp tục giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng những quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1,45 tỷ dân. Trung Quốc đứng thứ 2 với gần 1,42 tỷ người, vượt xa quốc gia xếp hạng thứ 3 là Mỹ với hơn 345 triệu người. Chỉ riêng Ấn Độ và Trung Quốc cộng lại đã chiếm đến hơn 35% dân số trên hành tinh.

Năm 2024, Ấn Độ tiếp tục giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng những quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1,45 tỷ dân. Trung Quốc đứng thứ 2 với gần 1,42 tỷ người, vượt xa quốc gia xếp hạng thứ 3 là Mỹ với hơn 345 triệu người. Chỉ riêng Ấn Độ và Trung Quốc cộng lại đã chiếm đến hơn 35% dân số trên hành tinh.

Danh sách 10 quốc gia đông dân nhất thế giới 2024

Dân số toàn cầu đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những thế kỷ gần đây. Phải mất hàng trăm nghìn năm, dân số trên hành tinh mới đạt tới 1 tỷ người. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 200 năm trở lại đây, dân số tăng lên gấp tám lần kích thước đó.

Theo https://worldpopulationreview.com tính đến tháng 9/2024, tổng dân số trên hành tinh ước tính là 8,005,176,000 người.

Để biết những đất nước nào đông dân nhất thế giới, mời các bạn xem bảng xếp hạng dưới đây:

Việt Nam hiện xếp thứ 16 trong danh sách với gần 101 triệu người và tăng khoảng 1% mỗi năm. Dự kiến dân số nước ta sẽ đạt đỉnh xấp xỉ 110 triệu người và giảm dần từ năm 2055 trở đi. Hiện nay, tỷ lệ sinh của Việt Nam chỉ đạt 2 ca sinh trên một phụ nữ.

Theo trang MarketWatch của Mỹ, vào ngày 14/4/2023, dân số Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Đây là số liệu ước tính Dựa trên báo cáo triển vọng dân số thế giới của Liên Hiệp Quốc. MarketWatch đã tính tốc độ thay đổi dân số hàng ngày để xác định thời điểm dân số Ấn Độ vượt qua Trung Quốc.

Trung bình mỗi ngày, dân số Ấn Độ tăng thêm khoảng 36.470 người, trong khi dân số Trung Quốc giảm khoảng 983 người/ngày. Dự kiến dân số Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trong bốn thập kỷ tới, đạt đỉnh gần 1,7 tỷ người vào năm 2063.

Hiện nay, Ấn Độ là nước đông dân nhất hành tinh với dân số ước tính là 1.450.935.971 người và sẽ tiếp tục tăng mạnh. Quốc gia này có độ tuổi trung bình trẻ và tỷ suất sinh sản cao hơn một chút so với mức thay thế. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số của Ấn Độ còn được thúc đẩy bởi sự kết hợp của các yếu tố văn hóa và quá trình đô thị hóa nhanh chóng.

#6. Nigieria: 232.679.478 người

Nigeria hiện là nước đông dân thứ 6 thế giới với tỷ trọng 2,85% trong dân số toàn cầu và là quốc gia đông dân nhất Châu Phi. Quốc gia này cũng thuộc nhóm có dân số trẻ nhất thế giới với chưa đến 18 tuổi và tỷ suất sinh sản cao với 4,38.

Trong hơn 70 năm qua, độ tuổi trung bình của quốc gia đông dân nhất Châu Phi này hầu như không thay đổi, thậm chí giảm nhẹ. Dân số quốc gia này được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong nhiều thập kỷ tới. Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ dự báo, dân số Nigeria sẽ vượt qua dân số Hoa Kỳ vào năm 2047.

Những yếu tố chính góp phần vào sự gia tăng dân số nhanh chóng của quốc gia này là tảo hôn, tỷ lệ sinh cao và thiếu tiếp cận kế hoạch hóa gia đình.

Đất nước có diện tích rộng thứ năm thế giới - Brazil là nước đông dân thứ 7 thế giới và đứng đầu khu vực Mỹ Latinh và Caribe. Mặc dù thuộc top 10 đông dân nhất hành tinh, nhưng do diện tích lớn nên mật độ dân số ở đây tương đối thấp và tập trung chủ yếu ở thành thị. Nguyên nhân là do một phần khá lớn lãnh thổ Brazil là rừng rậm Amazon – rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới.

Dân số Brazil đang tăng chậm lại, dự báo sẽ chỉ tăng thêm trong khoảng 20 năm nữa, đạt cực đại của Brazil là khoảng 219 triệu người vào năm 2044 rồi quay đầu giảm.

#4. Indonesia: 283.487.931 người

Indonesia là nước đông dân thứ 4 thế giới, thứ 3 Châu Á và số 1 Đông Nam Á với 283.487.931 người. Dân số Indonesia đang tăng đều đặn với tỷ lệ 1,49%/năm. Độ tuổi trung bình phản ánh một xã hội trẻ, đặc điểm nhân khẩu học của Indonesia cho thấy tương lai có tiềm năng kinh tế đáng kể.

Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, tỷ lệ di cư của quốc gia này khá cao, khoảng 105 người/ngày (tương đương hơn 38 nghìn người mỗi năm). Dân số đất nước vạn đảo được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong vòng 35 năm nữa đạt đến cực đại khoảng 320 triệu người vào năm 2026 rồi quay đầu giảm.

Top 10 nước đông dân nhất trên thế giới

Theo số liệu thống kê vào tháng 4/2023 tại trang: World Population Review, hiện nay, những nước đông dân nhất trên thế giới bao gồm: Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ,…Dưới đây là danh sách chi tiết 10 quốc gia đông dân nhất thế giới 2023:

Sau các cuộc cải cách kinh tế vào năm 1991, Ấn Độ đã trở thành một trong những nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất và được đánh giá là một quốc gia công nghiệp mới. Thế nhưng, quốc gia này vẫn phải đối mặt với những thách thức từ chuyện nghèo đói, tham nhũng, y tế công thiếu thốn, suy dinh dưỡng và cả chủ nghĩa khủng bố.

2. Trung Quốc: 1.425.709.026 người

Trung Quốc có 56 dân tộc, với dân tộc đông đảo nhất là người Hán, chiếm 91,51% tổng dân số. Về tôn giáo, Trung Quốc đa dạng với Tam giáo bao gồm Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.

Mỹ là một trong những quốc gia đa dạng về chủng tộc nhất trên thế giới. Do kết quả của các cuộc di dân đến từ những quốc gia khác nhau. Nền kinh tế quốc dân của nước này là lớn nhất trên thế giới (theo giá trị thực tế, với GDP ước tính vào năm 2020 là khoảng 20807 tỷ USD). Mỹ được xem là một thế lực về quân sự, văn hóa và kinh tế có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.

4. Indonesia: 277.291.742 người

Được biết đến với biệt danh 'Xứ sở vạn đảo' và là quốc gia có đa dạng tín ngưỡng Hồi lớn nhất thế giới, Indonesia có tổng diện tích khoảng 1,9 triệu km2, đứng thứ 14 trên thế giới. Với nhiều đảo, Indonesia có nhiều nhóm sắc tộc, ngôn ngữ và văn hóa tôn giáo đặc sắc. Người Java, một nhóm sắc tộc đông đúc, giữ vị thế chính trị lớn nhất tại nước.Mặc dù có dân số đông đúc và nhiều vùng đô thị, Indonesia vẫn giữ được nhiều khu vực hoang sơ. Là quốc gia đa dạng sinh học thứ hai trên thế giới, Indonesia là kho báu của tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên, vẫn phải đối mặt với thách thức nghèo đói trong môi trường đô thị hiện đại.

Pakistan là một thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc (UN) và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC). Khoảng 20% dân số Pakistan vẫn sống trong đói nghèo với mức 1.25 USD mỗi ngày.Mặc dù là quốc gia nghèo đói vào năm 1947, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này đã vượt trội so với mức trung bình thế giới trong vòng 4 thập kỷ sau đó. Gần đây, các chính sách cải cách kinh tế trên quy mô rộng lớn đã dẫn đến triển vọng về một nền kinh tế mạnh mẽ hơn và tăng tốc phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực chế tạo và dịch vụ tài chính. Kể từ đầu thập kỷ 1990, Pakistan đã có sự cải thiện đáng kể về vị thế ngoại hối cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng trong dự trữ ngoại tệ mạnh mẽ.

Nigeria giành độc lập từ Vương quốc Anh vào năm 1960 và sau đó trải qua giai đoạn chính phủ quân sự độc tài cho đến năm 1999, khi nền dân chủ được khôi phục. Ngày nay, Nigeria vẫn là một quốc gia đang phát triển với chỉ số phát triển con người ở mức thấp. Với lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là thành viên của OPEC, Nigeria đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Từ năm 1960, Nigeria là thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc và tham gia các tổ chức như Liên minh châu Phi và Khối Thịnh vượng chung Anh.

Brazil được đánh giá là nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới dựa trên giá trị GDP với tổng giá trị khoảng 1363 tỷ USD tính theo IMF. Nền kinh tế của đất nước này phát triển nhanh chóng và thuộc hàng đầu thế giới. Nhờ các biện pháp cải cách kinh tế, Brazil nhận được sự công nhận quốc tế cao. Brazil cũng là quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới, đứng ở vị trí thứ 10 toàn cầu và dẫn đầu tại khu vực Mỹ Latinh. Tuy nhiên, Brazil cũng là quốc gia sản xuất dầu và khí đốt hàng đầu khu vực, đồng thời là người dẫn đầu thế giới về sản xuất năng lượng ethanol.

8. Bangladesh: 172.768.617 người

Bangladesh là một trong các quốc gia có mật độ dân số thuộc vào hàng cao nhất thế giới. Hồi giáo chiếm vị trí là tôn giáo lớn nhất tại Bangladesh, người theo Hồi giáo chiếm khoảng 89,5% dân số. Tiếp theo là Ấn Độ giáo chiếm 9,6%, ngoài ra còn có Phật giáo, Kitô giáo, cùng các tôn giáo nhỏ khác. Mặc dù có nhiều nỗ lực trong nước và quốc tế để cải thiện triển vọng kinh tế và nhân khẩu, thế nhưng Bangladesh vẫn là một quốc gia đang phát triển và dân số khá đông. Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2020 ở mức thấp là 1.888 USD, cùng nhiều chỉ số kinh tế khác. Gần đây, Bangladesh đã có bước phát triển khá ấn tượng trong lĩnh vực phát triển con người nhờ vào việc tập trung nâng cao trình độ học vấn, cũng như thực thi bình đẳng giới trong trường học và giảm tình trạng phát triển dân số.

Nga là một trong năm quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và là chủ nhân của kho vũ khí huỷ diệt hàng loạt lớn nhất trên thế giới. Nga đã đạt được nhiều thành công đáng kể trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ và thám hiểm vũ trụ như phát triển động cơ máy bay, vũ khí gây nhiễu,... cùng với nhiều thành tựu khác. Mặc dù có diện tích lớn nhưng dân số của Nga đứng ở vị trí thứ 9 trên thế giới. Vào năm 2020, theo ước tính của IMF, tổng giá trị GDP của Nga là khoảng 1.464 tỷ USD, xếp thứ 11 toàn cầu. Nền kinh tế Nga và các lĩnh vực xã hội phát triển khá ổn định.

Mexico là một quốc gia rộng lớn với tổng diện tích gần 2 triệu km2, đứng hàng thứ 13 trên thế giới. Mexico có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha cao nhất trên thế giới và tôn giáo chủ yếu tại đây là Công giáo Roma. Về kinh tế năm 2020, tính theo IMF, tổng giá trị GDP của Mexico khoảng 1.040 tỷ USD và đứng thứ 16 trên thế giới.