Trường Thcs Tam Giang Tây Cà Mau

Trường Thcs Tam Giang Tây Cà Mau

Quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố

Quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố

Liên minh châu Âu khảo sát thực địa đê biển Tây Cà Mau

(PLVN) - Ngày 7/12, Đoàn công tác của Đại sứ Pháp và Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam tiến hành khảo sát thực địa vị trí đầu tư Dự án “Xây dựng đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến Kênh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển Sông Đốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau”.

Tham gia cùng đoàn công tác, có ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau; Ngài Julien Guerrier - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam; Ngài Olivier Brochet - Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam; Ngài Hervé CONAN - Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam.

Đoàn công tác đã khảo sát thực tế tại vị trí dự kiến đầu tư kè biển thuộc dự án tại cửa biển Sào Lưới thuộc xã Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân). Đồng thời, gặp gỡ, trao đổi với người dân tại khu vực kè, những người chứng kiến nguy cơ xói lở mất đất bờ biển và sự biến mất rừng ngập mặn.

Đoàn còn đến khảo sát mô hình nuôi trồng thủy sản do CIRAD điều phối tại hộ ông Mai Hữu Chinh (ngụ ở Xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau).

Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau (bìa trái) cùng đoàn khảo sát, trao đổi, tìm hiểu thực tế tình hình đời sống, sản xuất của người dân tại vị trí dự kiến đầu tư kè biển thuộc dự án tại cửa biển Sào Lưới, thuộc xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân (tỉnh Cà Mau).

Dự án này được thực hiện từ nguồn vốn vay của AFD trị giá 19,17 triệu Euro cho hợp phần đầu tư xây dựng hạ tầng và 3,76 triệu Euro khoản viện trợ không hoàn lại của Liên Minh Châu Âu cho hợp phần hỗ trợ kỹ thuật thông qua Quỹ Quản lý Nước và Tài nguyên thiên nhiên (Quỹ WARM); Tăng cường năng lực của chính quyền địa phương trong quản lý vùng bờ biển, thực hiện các biện pháp thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu của người dân địa phương với 8,99 triệu Euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh.

Dự án dự kiến thực hiện triển khai trong giai đoạn 2024 - 2028, nhằm góp phần vào việc giảm thiểu tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu tới tình trạng xói lở bờ biển, nước biển dâng và thu hẹp rừng ngập mặn, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế của người dân và doanh nghiệp tỉnh Cà Mau nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.

Bên cạnh đó, Dự án còn đưa ra các giải pháp phi công trình bao gồm tư vấn Quốc tế hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực ứng phó thiên tai và thúc đẩy cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ biển.

Đồng hành cùng Cà Mau phòng, chống BĐKH

Trước đó, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với đoàn công tác (EU) và (AFD) tổ chức Hội nghị khởi động Dự án.

Ngài Julien GUERRIER - Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, chia sẻ tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Ngài Julien GUERRIER - Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, chia sẻ: “Liên minh Châu Âu đã đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như quản lý tài nguyên nước, tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng, xây dựng năng lực và phát triển các-bon thấp. Trong đó, Dự án tại Cà Mau là một thí điểm quan trọng trong việc triển khai tín chỉ các bon tại Việt Nam, góp phần đẩy nhanh việc áp dụng công cụ hữu ích này vào thực tế, góp phần vào các nỗ lực nhằm bảo vệ tài nguyên, đảm bảo lợi ích của cộng đồng và thích ứng biến đổi khí hậu”.

“Cam kết mạnh mẽ của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực ứng phó và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, và khẳng định AFD sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này thông qua triển khai chương trình, dự án tại các tỉnh, thành phố”, Ngài Hervé CONAN - Giám đốc AFD Việt Nam đánh giá cao.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau cùng EU và AFD chụp ảnh lưu niệm đánh dấu bước khởi động dự án xây dựng đê biển Tây tại Cà Mau.

Ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ (bên phải; ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tặng quà lưu niệm cho Ngài Olivier Brochet - Đại sứ Cộng Hòa Pháp tại Việt Nam và Ngài Julien Guerrier - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam (thứ 2, từ phải sang).

Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đánh giá cao sự hỗ trợ quý báu của EU và Chính phủ Pháp thông qua AFD trong việc triển khai các dự án quan trọng tại khu vực ĐBSCL nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng. Đặc biệt, việc triển khai dự án AFD sẽ giúp tỉnh xây dựng chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ biển Cà Mau góp phần hoàn thiện chương trình quản lý tổng hợp ĐBSCL do Chính phủ triển khai, thúc đẩy phát triển bền vững cho toàn khu vực.

Theo thống kê của tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2011 - 2023, sạt lở bờ biển đã làm mất khoảng 6.200ha đất và rừng phòng hộ. Thiệt hại do sạt lở gây ra là rất lớn, nhiều công trình như: cống, đê biển, đường giao thông,... bị hư hỏng. Nhiều nhà dân đã bị sập, hàng nghìn hộ dân phải di dời đi nơi khác…

Những năm qua, đặc biệt được sự quan tâm của các Bộ, Ngành Trung ương, các tổ chức hợp tác quốc tế… đến nay Cà Mau đã đầu tư xây dựng hoàn thành được khoảng 78 km kè bảo vệ bờ biển, với tổng kinh phí 2.779 tỉ đồng.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau đang phối hợp với các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện 25,6 km, với kinh phí 1.041 tỉ đồng (bờ biển Tây 18 km, kinh phí thực hiện 501 tỉ đồng; bờ biển Đông 7,6 km, kinh phí thực hiện 540 tỉ đồng).

Qua đó, các công trình kè chống sạt lở bờ biển được bố trí đủ vốn và đầu tư hoàn thiện đã phát huy hiệu quả rõ rệt, làm giảm sóng, chống sạt lở và bước đầu đã gây bồi, tạo bãi, khôi phục gần 1.000 ha rừng phòng hộ. Bên cạnh đó, công trình kè các đoạn bờ sông, cửa biển đã khắc phục được tình trạng sạt lở.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hồ Văn Trung (1984 – 2 tháng 11 năm 2019) là một người Việt Nam, được biết đến vì sở hữu chiều cao vượt trội và được xem là người cao nhất của Việt Nam.[1][2]

Hồ Văn Trung sinh vào khoảng năm 1983–1984 ở Cà Mau, là con đầu trong một gia đình có 4 anh chị em. Do hoàn cảnh khó khăn nên bố mẹ anh phải kiếm sống bằng cách bán dừa dạo, nhưng vẫn không đủ để trang trải cuộc sống của gia đình.[3] Sau này, Trung di chuyển đến xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển và làm nghề nuôi tôm, nhằm giúp đỡ tài chính cho gia đình anh.[4][5]

Theo gia đình của Trung, ban đầu anh là một người khỏe mạnh, phát triển bình thường, nhưng vào năm 18 tuổi, anh bị mắc bệnh sốt cao trong thời gian dài. Khoảng 1 năm sau khi hết sốt, chiều cao và cân nặng Trung bỗng tăng lên đột ngột.[3][6][7] Điều này đã làm cho việc di chuyển của anh khó khăn hơn. Do mặc cảm, nên Hồ Văn Trung đã sống ẩn dật tại vuông tôm bên rừng đước ở huyện Ngọc Hiển, cũng như hạn chế đi ra ngoài.[1][8]

Vào một lần, anh được đưa vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau để điều trị bệnh suy thận. Do có thân hình cao lớn, nên anh đã nhận được sự chú ý của nhiều người.[3] Một thời gian sau khi nhập viện, Trung tiếp tục cao thêm 7 cm,[9] vượt qua cả Trần Thành Phố – người được Sách Kỷ Lục Guinness công nhận là cao nhất Việt Nam (2,28m). Dù nhiều người muốn đề nghị Guinness công nhận Trung là người cao nhất Việt Nam, nhưng anh đã từ chối, bày tỏ rằng anh không muốn kỷ lục gì mà chỉ mong sao có tiền để trị bệnh vì gia cảnh khó khăn.[5] Các bác sĩ cho biết, vì mắc bệnh liên quan đến tuyến yên nên anh mới cao như thế.[1]

Ngày 2 tháng 11 năm 2019, Hồ Văn Trung qua đời sau một tuần phẫu thuật ruột già.[1][9] Anh được an táng tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.