Hiện nay, trong khi nhiều nước trên thế giới đang chấp nhận đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thì Nhật Bản được biết đến là quốc gia hiện đại, văn minh, coi trọng BVMT vì sự nghiệp phát triển bền vững. Ngoài khung pháp lý rất đầy đủ, Nhật Bản có hẳn một hệ thống tư pháp thực thi luật môi trường được phân cấp rõ ràng từ Trung ương đến địa phương. Hoạt động BVMT được xem là trách nhiệm chung của toàn xã hội, từ Nhà nước tới các tổ chức dân sự, doanh nghiệp và người dân đều phải vào cuộc.
Hiện nay, trong khi nhiều nước trên thế giới đang chấp nhận đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thì Nhật Bản được biết đến là quốc gia hiện đại, văn minh, coi trọng BVMT vì sự nghiệp phát triển bền vững. Ngoài khung pháp lý rất đầy đủ, Nhật Bản có hẳn một hệ thống tư pháp thực thi luật môi trường được phân cấp rõ ràng từ Trung ương đến địa phương. Hoạt động BVMT được xem là trách nhiệm chung của toàn xã hội, từ Nhà nước tới các tổ chức dân sự, doanh nghiệp và người dân đều phải vào cuộc.
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 52/2018/NĐ-CP định nghĩa làng nghề như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 3 Quyết định 78/2014/QĐ-TTg. Cụ thể:
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo toàn vốn điều lệ và tự mình bù đắp các chi phí quản lý, Quỹ được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách đối với hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về các hoạt động tài chính của Quỹ của cơ quan quản lý nhà nước;
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoạt động công khai, minh bạch và bình đẳng.
Theo quy định tại Quyết định 78/2014/QĐ-TTg, Quỹ Bảo vệ môi trường có chức năng cho vay lãi suất ưu đãi, hỗ trợ, tài trợ lãi suất cho các chương trình, dự án và các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu không nằm trong kế hoạch ngân sách trên phạm vi toàn quốc.
Quỹ Bảo vệ môi trường thực hiện nhiệm vụ sau:
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trên toàn quốc;
- Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với dự án bảo vệ môi trường trên toàn quốc;
- Hỗ trợ lãi suất vay cho các dự án bảo vệ môi trường vay từ các tổ chức tín dụng;
- Tài trợ, đồng tài trợ các hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án nhiệm vụ theo Quyết định của Thủ tướng; hỗ trợ trao các giải thưởng về môi trường, các hình thức khen thưởng về bảo vệ môi trường; thực hiện các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo Điều lệ của Quỹ;
- Nhận ký quỹ phục hồi môi trường trong các hoạt động khai thác khoáng sản của các cá nhân, tổ chức;
- Nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu với các cá nhân, tổ chức;
- Thực hiện một số chính sách, cơ chế tài chính đối với dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch (CDM):
Theo dõi, quản lý, thu lệ phí bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận được Ban Chấp hành quốc tế về CDM cấp cho các dự án CDM tại Việt Nam;
Chi hỗ trợ các hoạt động phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch; xem xét, phê duyệt tài liệu dự án; quản lý và giám sát dự án;
Trợ giá cho sản phẩm dự án CDM.
- Hỗ trợ giá điện cho các dự án điện gió nối lưới điện;
- Hỗ trợ tài chính đối với hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Thẩm định, phê duyệt mức, thời gian, hình thức hỗ trợ tài chính đối với các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường sử dụng vốn hỗ trợ từ Quỹ;
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và quyết định các nội dung, hình thức hỗ trợ phát sinh trong quá trình hoạt động;
- Thực hiện các chương trình, dự án, đề án và nhiệm vụ khác do Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao.
Căn cứ theo Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định trách nhiệm việc thu gôm chất thải và xử lý chất thải như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế hoặc gây khó khăn cho thu gom, xử lý phải đóng góp tài chính để hỗ trợ các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này, trừ sản phẩm xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm.
- Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đóng góp tài chính, vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; mức đóng góp tài chính được xác định theo khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm, bao bì.
- Các hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phục vụ hoạt động xử lý chất thải bao gồm:
+ Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân;
+ Nghiên cứu, phát triển công nghệ, kỹ thuật, sáng kiến xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
+ Thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật.
- Việc tiếp nhận, sử dụng đóng góp tài chính phải công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, việc thu gom chất thải, xử lý chất thải là trách nhiệm của cá nhân và cả tổ chức sản xuất và nhập khẩu.
Theo Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề như sau:
- Làng nghề phải có phương án bảo vệ môi trường, có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và hạ tầng bảo vệ môi trường. Hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề bao gồm:
+ Có hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề;
+ Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung (nếu có) bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
+ Có điểm tập kết chất thải rắn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường; khu xử lý chất thải rắn (nếu có) bảo đảm quy định về quản lý chất thải rắn hoặc có phương án vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài địa bàn.
- Cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải xây dựng và thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở, hộ gia đình sản xuất thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và tuân thủ kế hoạch di dời, chuyển đổi ngành, nghề sản xuất theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
+ Lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn;
+ Hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
+ Tổng hợp nhu cầu ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề;
+ Chỉ đạo, triển khai thực hiện các mô hình bảo vệ môi trường làng nghề; đầu tư xây dựng và tổ chức vận hành các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn, hệ thống xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường do Nhà nước đầu tư từ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, nguồn chi sự nghiệp môi trường và khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
+ Quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề gắn với bảo vệ môi trường;
+ Bố trí ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề;
+ Chỉ đạo, tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn;
+ Chỉ đạo xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; khu tập kết, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại cho làng nghề;
+ Có kế hoạch di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường kéo dài ra khỏi khu dân cư, làng nghề.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.