Bắc Kinh vừa kết thúc chiến dịch Liên Kiếm 2024A và trong hai ngày tập trận 23-24/05/2024 để trắc nghiệm khả năng đánh chiếm Đài Loan, các lực lượng của Trung Quốc gần như vây kín hòn đảo này. Trong trường hợp xảy ra xung đột, Đài Loan có khả năng cầm cự được hay không ? Trên tuyến đầu, Hải Quân có những phương tiện nào và khả năng chiến đấu đến đâu ?
Bắc Kinh vừa kết thúc chiến dịch Liên Kiếm 2024A và trong hai ngày tập trận 23-24/05/2024 để trắc nghiệm khả năng đánh chiếm Đài Loan, các lực lượng của Trung Quốc gần như vây kín hòn đảo này. Trong trường hợp xảy ra xung đột, Đài Loan có khả năng cầm cự được hay không ? Trên tuyến đầu, Hải Quân có những phương tiện nào và khả năng chiến đấu đến đâu ?
Trở lại với câu hỏi nếu bị Trung Quốc thôn tính, Đài Loan có khả năng kháng cự hay không ? Trong bài phân tích về « khả năng của Hải Quân Đài Loan đương đầu với cuộc tấn công Trung Quốc », Hugues Eudeline, giám đốc nghiên cứu Viện Thomas More Institut của châu Âu (hai văn phòng chính đặt tại Bruxelles và Paris) cho rằng không dễ để Bắc Kinh thâu tóm Đài Loan về mặt quân sự.
Cả hai đảng phái chính trị tại Đài Loan là Quốc Dân Đảng và Dân Tiến cùng thiên về khả năng « Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc mở một chiến dịch ở quy mô lớn ngay từ 2027 » nhắm vào hòn đảo này, nhưng chắc chắn là phải có một sự chuẩn bị rất kỹ trước khi ra tay bởi Bắc Kinh thừa biết « nhờ công nghệ cao, Đài Loan có cả một mảng công nghiệp quốc phòng rất tiến bộ, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển tên lửa tầm xa và vũ khí đó có thể nhắm tới một số căn cứ » nơi lính Trung Quốc tham gia vào chiến dịch tấn công Đài Loan.
Cũng đừng quên rằng, với sự hỗ trợ của nhiều nước bạn, Đài Loan đã tự chế tạo tàu ngầm có khả năng tác chiến rất uyển chuyển và thích hợp với địa hình của hòn đảo này. Chúng lại được trang bị vũ khí tối tân do Mỹ cung cấp cho Đài Bắc …
Do vậy chuyên gia Hugues Eudeline thiên về kịch bản nếu tấn công Đài Loan, phía Trung Quốc trước hết có thể sẽ nhắm tới một vài địa điểm như đảo Thái Bình ở khu vực Trường Sa hay Mã Tổ, Ô Khâu, Kim Môn… không quá xa đất liền.
Trong trường hợp này lính Trung Quốc không nhất thiết phải vượt eo biển Đài Loan. Bắc Kinh qua đó giảm thiểu được nguy cơ phải đối mặt với mìn và tên lửa chống hạm của Hải Quân Đài Loan.
Hơn nữa, nếu chỉ nhắm vào những hòn đảo vừa nêu, Bắc Kinh đánh cược là nếu có đáp trả, thì Đài Loan sẽ phản ứng chừng mực, tránh một cuộc leo thang quân sự. Điều mà Trung Quốc ngại hơn cả, theo chuyên gia này là « tên lửa tầm xa » Đài Loan có khả năng bắn tới các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là điều Bắc Kinh không muốn trông thấy. Những cơ sở, đường băng quân sự mà Trung Quốc vừa bồi đắp ở các đảo nhân tạo Subi, tại bãi Vành Khăn hay Đá Chữ Thập … nằm trong chiến lược tăng cường hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh không dại tạo cơ hội cho Đài Loan để làm « suy yếu chuỗi đảo đầu tiên mang tính sống còn đối với kinh tế của Trung Quốc và làm suy yếu hệ thống phòng thủ trên biển » mà Bắc Kinh đã dày công xây dựng từ nhiều năm qua.
Một khả năng khác là phong tỏa toàn bộ Đài Loan nhưng trong trường hợp đó, theo Hugues Eudeline, chắc chắn Mỹ sẽ can thiệp. Kèm theo đó có thể sẽ là một cuộc xung đột với những hậu quả khó lường.
Do vậy « ngày nào mà Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên trạng hiệp ước Taiwan Relations Act và vẫn duy trì được các kênh tiếp tế hậu cần cho Đài Loan, khó để cho quân đội Trung Quốc chiếm trọn được hòn đảo này ».
Đài Loan có cái may mắn là nằm trên một tuyến đường giao thương huyết mạch đối với nền công nghiệp của Trung Quốc, tức là đối với ổn định trong xã hội của quốc gia châu Á này. Nhà nghiên cứu thuộc trung tâm Thomas More kết luận : « Nếu xảy ra xung đột vũ trang, hệ thống chính trị của Trung Quốc có thể sẽ phải trả giá đắt trong trung hạn ».
Kỷ niệm 10 năm kể từ chuyến bay đầu tiên giữa Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam, Vietjet dành tặng hành khách đại tiệc khuyến mãi với vé bay từ 0 đồng và tặng 20kg hành lý ký gửi cho hành khách bay vé Eco từ Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng (Đài Loan, Trung Quốc) đến Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Phú Quốc từ nay đến hết ngày 19-12-2024.
Ngày 31-10, siêu bão Kong-rey đã đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc) với tốc độ gió tối đa lên tới 184 km/giờ, gây ra những con sóng cao tới 10m và buộc hàng nghìn người phải đi sơ tán. Ít nhất 1 người thiệt mạng, 73 người bị thương trong các điều kiện thời tiết cực đoan do bão gây ra.
Ngày 31-10, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) đã ngừng mọi hoạt động thiết yếu trước khi siêu bão Kong-rey đổ bộ. Tất cả các thành phố và quận nghỉ làm 1 ngày, thị trường tài chính đóng cửa và các chuyến bay nội địa bị hủy, đề phòng cơn bão được dự đoán là lớn nhất về quy mô trong 30 năm qua.
Đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách trong mùa lễ hội cuối năm, Hãng hàng không Vietjet mở bán vé trên các đường bay mới kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đài Nam (Đài Loan, Trung Quốc) và Hà Nội với Kuala Lumpur (Malaysia), đồng thời tăng chuyến trên nhiều đường bay quốc tế và dành tặng hành khách chương trình khuyến mãi siêu hấp dẫn dịp ngày đôi 10-10.
Hồi 7 giờ sáng nay (3-10), vị trí tâm bão số 5 ở vào khoảng 22,5 độ Vĩ Bắc; 120,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam của đảo Đài Loan (Trung Quốc).
Ngày 1-10, Đài Loan (Trung Quốc) quyết định đóng cửa các trường học và sơ tán hàng nghìn người dân ở khu vực phía Nam hòn đảo trước khi siêu bão Krathon đổ bộ và được cảnh báo có thể gây thiệt hại khủng khiếp.
Sáng 16-8, một trận động đất độ lớn 6,3 đã xảy ra ngoài khơi cách TP Hoa Liên (Hualien) của Đài Loan (Trung Quốc) 34km.
Chiều 4-7, tại Đào Viên, Đài Loan (Trung Quốc), Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ khai mạc Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam tại Đài Loan và khai trương Tủ sách tiếng Việt phục vụ cộng đồng.
Ngày 22-6, hãng hàng không Korean Air của Hàn Quốc thông báo 1 chiếc máy bay của hãng này đã phải quay trở lại sân bay Incheon do gặp trục trặc sau khi khởi hành từ sân bay này để đến thành phố Đài Trung ở miền Trung Đài Loan (Trung Quốc).
Hãng hàng không Vietjet khai trương hai đường bay kết nối đảo ngọc Phú Quốc với hai thành phố Đài Trung và Cao Hùng của Đài Loan (Trung Quốc), đưa người dân và du khách đến với những bãi biển nổi tiếng của Phú Quốc trong mùa hè rực rỡ.
Đón chào mùa hè rực rỡ, Hãng hàng không Vietjet mở hai đường bay kết nối Đài Trung và Cao Hùng (Đài Loan, Trung Quốc) với đảo ngọc Phú Quốc của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu du lịch, khám phá và trải nghiệm của người dân và du khách.
Cơ quan phụ trách thời tiết Đài Loan (Trung Quốc) cho biết hai trận động đất, trong đó trận lớn nhất mạnh 6,1 độ richter đã xảy ra ở quận Hoa Liên, miền Đông Đài Loan (Trung Quốc) vào rạng sáng 27-4 và chưa có báo cáo thiệt hại.
Từ tối 22-4 đến sáng sớm 23-4, nhiều trận động đất liên tiếp xảy ra ở huyện Hoa Liên tại Đài Loan (Trung Quốc), trận mạnh nhất có độ lớn lên tới 6,3 xảy ra vào sáng sớm 23-4. Trước tình hình trên, chính quyền huyện Hoa Liên đã ra thông báo người lao động nghỉ làm và học sinh tạm nghỉ học trong ngày 23-4.
Tính đến ngày 6-4, số người thiệt mạng trong trận động đất ngày 3-4 ở Đài Loan (Trung Quốc) đã tăng lên 13 người, trong khi các nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn vẫn tiếp tục kể cả khi mốc 72 giờ quan trọng sau thảm họa đã trôi qua.
Trận động đất mạnh nhất trong 25 năm qua tại Đài Loan (Trung Quốc) đã khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và hơn 1.100 người bị thương. Ngày 5-4, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc cho biết chưa ghi nhận người Việt thương vong trong trận động đất lịch sử này và vẫn tiếp tục trao đổi với các hội đoàn người Việt tại Đài Loan để nắm bắt thông tin.
Trong 10 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh cùng với những giải thưởng du lịch danh giá được các tổ chức quốc tế trao tặng đã thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
"Đài Loan (Trung Quốc) " hay "Đài Loan, Trung Quốc" là một thuật ngữ mang tính chính trị và không rõ ràng. Thuật ngữ này mang hàm ý mô tả Đài Loan và các đảo nhỏ xung quanh là một tỉnh của Trung Quốc. Tuy nhiên, thuật ngữ này trở nên mơ hồ kể từ năm 1949 khi cả hai nước "Trung Quốc" cùng tồn tại song song là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc. Kể từ khi Trung Hoa Dân Quốc không còn kiểm soát Trung Quốc đại lục và sau đó thường được gọi thông dụng là Đài Loan trong khi Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về sau thường được gọi một cách thông dụng là Trung Quốc, thì Đài Loan (Trung Quốc) trở thành một thuật ngữ dùng để ám chỉ tới Trung Hoa Dân Quốc/Đài Loan và coi lãnh thổ này thuộc chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa/Trung Quốc.
Việc sử dụng cụm từ trong các thông báo chính thức của chính phủ Trung Quốc như là một cách khẳng định rằng Trung Hoa Dân Quốc/"Đài Loan" nằm dưới chủ quyền của họ, và CHNDTH là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan). Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tranh chấp trên lý thuyết vị trí hợp pháp tại Trung Quốc và cùng với nhiều công dân Trung Hoa Dân Quốc thì coi thuật ngữ này là không chính xác khi phủ nhận Trung Hoa Dân Quốc là một nhà nước có chủ quyền.[1] Thuật ngữ này đặc biệt gây khó chịu cho những người Đài Loan ủng hộ Đài Loan độc lập và muốn tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc và bản sắc Trung Quốc. Tuy nhiên, một số người Đài Loan gốc Trung Quốc không phản đối thuật ngữ này, đặc biệt là những người tự xem mình là "người Trung Quốc" và ủng hộ thống nhất đất nước Trung Quốc.
Tại Việt Nam, cụm từ Đài Loan (Trung Quốc) thường xuyên được sử dụng trong các văn bản chính thức và đôi khi là trong cả các sự kiện văn hóa, kinh tế và thể thao.[2][3][4][5][6]. Khi Việt Nam cấp visa cho người dân Trung Hoa Dân Quốc thì vẫn sử dụng từ "Taiwan" (Đài Loan), nhưng khi cấp giấy miễn thị thực cho công dân Trung Hoa Dân Quốc lấy vợ hay chồng là công dân Việt Nam hoặc con cái của họ, thì ghi "Taiwan (China)", tức Đài Loan (Trung Quốc)[7]. Điều này thể hiện tính kiên trì của chính phủ Việt Nam đối với chính sách Một Trung Quốc[8].
Thuật ngữ "Đài Loan, Tỉnh của Trung Quốc" cũng xuất hiện tại mã quốc gia ISO 3166-1 của Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế, ấn phẩm "UN Terminology Bulletin-Tên quốc gia", liệt kê Đài Loan là "Đài Loan, Tỉnh của Trung Quốc" vì sức ép của Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc với vai trò là một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.[9]