Theo thông tin từ Reuters , VinFast đang lên kế hoạch xuất khẩu những chiếc xe điện đầu tiên sang Châu Âu trong năm nay sau khi Liên minh Châu Âu xem xét áp thuế nhập khẩu đối với các đối thủ đến từ Trung Quốc.
Theo thông tin từ Reuters , VinFast đang lên kế hoạch xuất khẩu những chiếc xe điện đầu tiên sang Châu Âu trong năm nay sau khi Liên minh Châu Âu xem xét áp thuế nhập khẩu đối với các đối thủ đến từ Trung Quốc.
Những vấn đề thường gặp nhất trong việc lựa chọn ô tô đó là nên mua xe nhập khẩu hay xe lắp ráp trong nước. Mỗi dòng xe đều sở hữu những ưu nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu sử dụng của từng người tiêu dùng mà bạn nên lựa chọn mua xe nhập khẩu hay lắp ráp trong nước cho phù hợp. Ở phần trên chúng tôi đã đánh giá về dòng ô tô lắp ráp trong nước, trong phần này KATA sẽ so sánh được và mất khi mua ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Rolls-Royce Phantom Hòa Bình Vinh Quang nhập khẩu có giá tới 100 tỷ đồng
Chất lượng của ô tô nhập khẩu nguyên chiếc thường được đánh giá tốt hơn vì sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, thợ có tay nghề cao, tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt của thương hiệu.
Thêm vào đó các thiết bị tiện nghi, hiện đại và an toàn được trang bị tốt hơn và được trực tiếp nhà sản xuất có nhiều kinh nghiệm kiểm định.
Bên cạnh những ưu điểm của ô tô nhập khẩu nguyên chiếc thì nó cũng có những khuyết điểm như giá thành cao, khó khăn trong việc bảo hành, bảo dưỡng ở Việt Nam vì việc tìm kiếm linh kiện – phụ tùng thay thế khó khăn, không có nhiều đơn vị cung cấp chính hãng.
Thủ tục và trình tự thực hiện mua ô tô nhập khẩu nguyên chiếc không nhằm mục đích thương mại như sau:
- Bước 1: Đối tượng nhập khẩu, tạm nhập khẩu ô tô không nhằm mục đích thương mại chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép.
Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu để mua ô tô nhập khẩu nguyên chiếc
- Bước 2: Gửi hồ sơ cho cục Hải quan. Sau đó, cơ quan này sẽ thực hiện kiểm tra hồ sơ, lập phiếu tiếp nhận giao cho đối tượng đề nghị cấp giấy phép giữ 1 phiếu.
- Bước 3: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hay hợp lệ thì ghi rõ lý do và trả lại hồ sơ để người khai sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Nếu hồ sơ đã hợp lệ, cục Hải quan sẽ cấp giấy phép nhập khẩu gồm 2 bản. Một bản giao cho đối tượng nhập khẩu và 1 bản lưu hồ sơ.
- Bước 4: Cập nhật đầy đủ dữ liệu về tờ khai nhập khẩu ô tô khi chi cục làm thủ tục nhập khẩu xác nhận sau đó sao gửi tờ khai hàng hóa.
Tuy thủ tục nhập khẩu ô tô khá đơn giản nhưng thời gian thực hiện khá lâu. Do vậy khách hàng có nhu cầu mua ô tô từ nước ngoài có thể tìm đến các đơn vị chuyên nhập khẩu để rút ngắn thời gian chờ đợi.
Tìm đến các đơn vị chuyên nhập khẩu trung gian giúp tiết kiệm thời gian và công sức
Giá các loại xe ô tô nhập khẩu so với cho các dòng xe lắp ráp tại Việt Nam có mức chênh lệch rất lớn. Khách hàng muốn tiết kiệm khoản mua xe để đầu tư vào những việc khác thì nên lựa chọn các dòng ô tô lắp ráp trong nước của các hãng uy tín. Đối với những khách hàng có điều kiện kinh tế, các dòng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc sẽ góp phần tăng thêm sự nổi bật và vị thế của chủ xế. Chúc bạn sớm tìm mua được chiếc xe hơi ưng ý nhất!
Bài tin tức chỉ mang tính chất tham khảo. KATAVINA KHÔNG KINH DOANH các dòng xe trên.
VinFast mới đây công bố chính thức ký kết thỏa thuận với Jospong Group of Companies, tập đoàn đa ngành hàng đầu Ghana, về việc phân phối xe điện tại thị trường Ghana và khu vực Tây Phi. Thỏa thuận đánh dấu sự hiện diện của VinFast tại châu Phi, khẳng định vị thế tiên phong của nhà sản xuất xe điện Việt Nam trong cuộc cách mạng xanh hóa giao thông toàn cầu.
Theo đó, Jospong sẽ phân phối ô tô điện, xe máy điện, xe đạp điện và xe buýt điện của VinFast tại thị trường Ghana nói riêng và Tây Phi nói chung. Jospong cũng có kế hoạch triển khai cơ sở hạ tầng sạc công cộng trên toàn quốc để thúc đẩy sự phát triển của xe điện tại đây.
Hợp tác với một trong những tập đoàn kinh doanh đa ngành lớn nhất quốc gia Tây Phi, VinFast khẳng định cam kết mang đến cho người tiêu dùng toàn cầu những lựa chọn giao thông xanh và thông minh, đồng thời khai phá tiềm năng tại thị trường xe điện châu Phi đang ngày càng phát triển.
Hoạt động kinh doanh của Jospong Group trải rộng trên 14 lĩnh vực tại các nước châu Phi và châu Á với 60 công ty con, nổi bật là mảng kinh doanh ô tô, xử lý chất thải, công nghệ thông tin và ngân hàng.
Bên cạnh thỏa thuận phân phối xe, Vingroup, tập đoàn tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam và là công ty mẹ của VinFast, cũng ký kết Bản ghi nhớ hợp tác (MoU) với Jospong về việc thiết lập mối quan hệ đối tác ưu tiên. Theo đó, hai bên sẽ tích cực làm việc để hướng tới cơ hội hợp tác kinh doanh trong những lĩnh vực quan trọng như xe điện, taxi, giao thông công cộng, giáo dục, khách sạn, phát triển bất động sản và các lĩnh vực khác.
Ông Joseph Agyepong, Chủ tịch điều hành của Tập đoàn Jospong, tuyên bố: "Chúng tôi rất ấn tượng với những đóng góp của Vingroup vào cuộc cách mạng xanh đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là hệ sinh thái giao thông điện hóa và dải sản phẩm xe điện đa dạng của VinFast. Chúng tôi vinh dự được đồng hành với quá trình mở rộng toàn cầu của Vingroup và VinFast, để cùng nhau kiến tạo một tương lai bền vững và tươi đẹp hơn".
Ông Trần Việt Anh, đại diện của công ty VinFast, chia sẻ: "Ghana là thị trường xe điện đầy tiềm năng và có nhiều dư địa tăng trưởng. Chúng tôi rất vinh hạnh được hợp tác với một trong những tập đoàn đa ngành hàng đầu Ghana trong hành trình thúc đẩy giao thông xanh và tương lai bền vững. Với chính sách bán hàng linh hoạt và dải sản phẩm đa dạng từ xe đạp đến ô tô, chúng tôi đặt mục tiêu nhanh chóng mở rộng tại thị trường xe điện đang phát triển nhanh của khu vực, với cam kết giúp di chuyển điện hóa trở nên dễ tiếp cận với tất cả mọi người".
Thị trường xe điện Ghana và Tây Phi có tiềm năng phát triển lớn với dư địa cao và ít cạnh tranh. Nhu cầu được dự báo tăng nhanh với sự ủng hộ của Chính phủ nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không trong lĩnh vực giao thông vận tải. Nước này dự kiến đến cuối năm 2040, số lượng lớn trạm xăng sẽ được dùng để phục vụ các phương tiện giao thông bền vững như xe điện.
Thông qua việc hợp tác với Jospong Group, Vingroup và VinFast có thể nhanh chóng củng cố vị thế và khẳng định tầm vóc tại thị trường xe điện nói riêng và ngành công nghiệp giao thông bền vững nói chung của khu vực.
Theo Điều 3 Thông tư 20/2014/TT-BTC quy định điều kiện nhập khẩu đối với xe ô tô theo chế độ tài sản di chuyển (không vị lợi ích thương mại như sau:
- Xe ô tô nhập khẩu phải đảm bảo điều kiện: Đã đăng ký lưu hành ở nước định cư hoặc nước mà công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đến làm việc (khác với nước định cư) ít nhất là 6 (sáu) tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam.
- Xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP (được thay thế bằng Nghị định 69/2018/NĐ-CP) và quy định tại Thông tư 31/2011/TT-BGTVT.
Như vậy, gia đình bạn có thể đưa xe của mình từ Trung Quốc về Việt Nam để sử dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện trên và gia đình bạn đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam.
Thủ tục nhập khẩu xe không vì lợi ích thương mại (Điều 5 Thông tư 20/2014/TT-BTC)
*Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu
- Đơn đề nghị nhập khẩu xe ô tô (có xác nhận về địa chỉ thường trú của Công an xã, phường, thị trấn), trong đó ghi rõ nhãn hiệu xe, đời xe (model), năm sản xuất, nước sản xuất, màu sơn, số khung, số máy, dung tích động cơ, tình trạng xe và số km đã chạy được: 01 bản chính;
- Hộ chiếu nước ngoài (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu hoặc đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu trên thị thực rời đối với trường hợp hộ chiếu được cấp thị thực rời) hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu): 01 bản dịch tiếng Việt Nam có chứng thực từ bản chính, kèm bản chính để kiểm tra đối chiếu (đối với đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 2 Thông tư này);
Hoặc hộ chiếu Việt Nam (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu): 01 bản sao hộ chiếu có công chứng, kèm bản chính để kiểm tra đối chiếu và giấy tờ chứng minh được phía nước ngoài cho phép thường trú: 01 bản dịch tiếng Việt Nam có chứng thực từ bản chính kèm bản chính để kiểm tra, đối chiếu (đối với đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này);
- Sổ hộ khẩu thường trú do cơ quan Công an cấp, tại mục: “Nơi thường trú trước khi chuyển đến” trong Sổ hộ khẩu phải ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ phiên âm bằng tiếng Việt): 01 bản sao có công chứng kèm bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
- Giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy hủy đăng ký lưu hành xe ô tô, xe mô tô do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp hoặc nước mà công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đến làm việc cấp (khác với nước định cư): 01 bản dịch tiếng Việt Nam có chứng thực từ bản chính, kèm bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có trị tương đương: 01 bản chính và 01 bản sao (trừ trường hợp nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô qua cửa khẩu đường bộ).
Cục Hải quan tỉnh, thành phố của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương, nếu tại địa phương không có Cục hải quan thì gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố gần nhất đối với tỉnh, thành phố cư trú.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện việc cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô. Đối với trường hợp phải tổ chức xác minh thì thời hạn cấp giấy phép không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Giấy phép nhập khẩu xe có giá trị trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp.
Lưu ý: Khi bạn mang xe về Việt Nam bạn phải tiến hành làm thủ tục đăng ký lưu hành tại Việt Nam.